Hướng tới chuẩn mực quốc tế
Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á với hai thương hiệu: Hãng hàng không truyền thống Vietnam Airlines với mục tiêu xây dựng hình ảnh hãng hàng không 4 sao vào năm 2015-2016 và công ty con là Jetstar Pacific đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tại phân khúc hàng không giá rẻ. Hiện hãng đang nắm giữ 51,ềucơhộiđầutưvàkèo bóng đá ngoại8% thị phần trong số các hãng hàng không khai thác tại Việt Nam. Năm 2013 Vietnam Airlines đã vận chuyển 15 triệu lượt khách và 184.606 tấn hàng hóa qua 39 đường bay nội địa và 52 đường bay quốc tế.
BSC nhận định, Vietnam Airlines hiện là thương hiệu có uy tín và vị thế tốt trong cộng đồng hàng không thế giới. Tổng giám đốc Vietnam Airlines hiện đang là thành viên trong Hội đồng điều hành của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA. Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á tham gia Skyteam, vượt qua Malaysia Airlines và Garuda Airlines. |
Trong giai đoạn 2008-2013, doanh thu của Vietnam Airlines tăng trưởng trung bình đạt 15,8% nhờ mở thêm các đường bay mới và nhu cầu vận tải hàng không tăng lên khi kinh tế hồi phục. So sánh với khu vực châu Á, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Vietnam Airlines thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất. Tại thời điểm 31-12-2013, Vietnam Airlines có đội bay gồm 83 máy bay gồm 8 máy bay sở hữu, 38 máy bay thuê tài chính, 37 máy bay thuê khai thác.
Theo kế hoạch, đến năm 2018, Vietnam Airlines sẽ tăng quy mô đội bay lên 116 chiếc. Đồng thời, hãng cũng hoàn tất chương trình thay toàn bộ máy bay thân rộng bằng đội máy bay thế hệ mới là Boeing 787-9 và Airbus A350-900.
Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, với đội bay mới, chi phí hoạt động sẽ giảm rất nhiều do chỉ số tiêu hao về nhiên liệu giảm khoảng 25% so với hiện tại, chi phí bảo dưỡng kỹ thuật cũng sẽ giảm 15 – 20%. Đồng thời, với đội bay mới nay, hãng cũng sẽ hoàn tất việc nâng cấp dịch vụ lên tiêu chuẩn 4 sao. Hiện tại, khoảng 60% dịch vụ mặt đất và 75% dịch vụ trên không của Vietnam Airlines đã đạt tiêu chuẩn 4 sao. “Sắp tới, khi tất cả các dịch vụ đã đạt tiêu chuẩn 4 sao, các ghế hạng C của Vietnam Airlines sẽ có dạng giường nằm và trên máy bay sẽ được bổ trợ thêm dịch vụ internet wifi” – ông Minh chia sẻ.
Ngoài ra, với tiến trình cổ phần hóa, sự tham gia quản trị của hãng hàng không quốc tế hiện đại và đóng góp của các cổ đông, Vietnam Airlines kỳ vọng sẽ tiếp tục quá trình đổi mới lên tầm quy mô quốc tế.
Đánh giá về doanh thu của Vietnam Airlines, ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo Vietnam Airlines sẽ đạt 57.357 tỷ đồng doanh thu trong năm 2014 và đạt 105.863 tỷ đồng vào năm 2018, tương đương với tốc độ tăng trưởng kép bình quân đạt 15% trong giai đoạn 2014-2018. Về lợi nhuận, dự báo, năm 2014 Vietnam Airlines sẽ đạt 269 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tăng nhanh lên 2.990 tỷ đồng vào năm 2018.
Nhiều triển vọng từ ngành hàng không
Theo dự báo của BSC, trong thời gian tới, ngành vận tải hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, dựa trên các động lực từ sự phục hồi của ngành hàng không thế giới. Cụ thể, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành hàng không thế giới đã phục hồi trở lại, và đạt doanh thu 708 tỷ USD vào năm 2013 (tăng 4,3% so với năm 2012), chiếm 1% GDP toàn thế giới, lợi nhuận đạt 12,9 tỷ USD (tăng 2 lần so với năm 2012).
Bên cạnh đó, báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cũng cho thấy, năm 2013, tổng thị trường vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam ước đạt 20,7 triệu lượt khách (tăng 18% so với năm trước đó) và 221 nghìn tấn hàng hóa (tăng 11% so với năm 2012). Đây là mức tăng trưởng rất cao so với mức tăng 5,3% ở mảng vận tải hành khách và giảm 1% ở mảng vận tải hàng hóa của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Vietnam Airlines cũng dự báo, trong giai đoạn 2014 – 2018, thị trường nội địa sẽ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đạt hơn 28,8 triệu lượt khách vào năm 2018.
Ngoài ra, ngành du lịch đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình đạt 22% và 10% về doanh thu và lượng khách kèm với hoạt động đầu tư FDI và dân số tăng nhanh sẽ là động lực để ngành hàng không tiếp tục tăng trưởng mạnh. Dân số Việt Nam cao thứ 3 trong khu vực, tăng trung bình 1,05%/năm theo dự báo 5 năm của IMF. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.960 USD và kỳ vọng tăng trung bình 6,5% trong 5 năm tới.