【lịch thi đấu đội tuyển argentina】Hội nghị quốc tế về Triều Tiên đứng trước thách thức
Nhằm phá vỡ thế bế tắc hiện nay,ộinghịquốctếvềTriềuTiênđứngtrướctháchthứlịch thi đấu đội tuyển argentina quan chức ngoại giao của hơn 20 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhóm họp tại tại Vancouver (Canada) để thảo luận các biện pháp đối phó với Triều Tiên. Hai nước Nga và Trung Quốc không tham dự, đồng thời chỉ trích Hội nghị Ngoại trưởng về Triều Tiên do Mỹ dẫn đầu này.
Mục đích của cuộc thảo luận là việc gia tăng các áp lực ngoại giao và tài chính đối với Triều Tiên, buộc nước này phải từ bỏ các chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, hội nghị này đang gặp phải những thách thức, khó khăn ngay từ thời điểm bắt đầu.
Thách thức đầu tiên là việc Trung Quốc - nhân tố chủ chốt trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên - đã không tham dự hội nghị, làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả thật sự của hội nghị. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng hội nghị này sẽ không giúp giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bởi không có sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên chủ chốt. Bắc Kinh chỉ trích hội nghị ở Vancouver là sự kiện chủ yếu tập hợp các quốc gia đã đưa quân đánh Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Chuyên gia nhận định nếu không có Trung Quốc, kết quả của hội nghị chắc chắn sẽ bị hạn chế, bởi Bắc Kinh hiện là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rằng Trung Quốc đóng vai trò thiết yếu trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cho rằng hội nghị là "phản tác dụng" do tìm cách tiến hành các cơ chế mới nhằm gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Thách thức thứ hai là dường như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa sẵn sàng chấp thuận những yêu cầu của Mỹ và đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân vốn được ông coi là có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của mình. Nếu cơ chế trừng phạt vẫn được tiếp tục và cuối cùng buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngồi vào bàn đàm phán, điều này sẽ đòi hỏi Nga và đặc biệt là Trung Quốc phải tiếp tục ủng hộ các biện pháp mà họ đã nhất trí trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Sau một ngày họp, hội nghị đã kết thúc với tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh các bên nhất trí sẽ tăng cường sức ép tối đa đối với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân, đồng thời tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao cho một giải pháp lâu dài. Ngoại trưởng nước chủ nhà Christia Freeland nêu rõ trước mắt, các bên sẽ xem xét áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Bình Nhưỡng cùng với các lệnh trừng phạt hiện có của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hải đối với Triều Tiên.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nhấn mạnh chương trình hạt nhân của Triều Tiên hiện nay không chỉ đe dọa an ninh và hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên, mà đã trở thành mối đe dọa chung đối với thế giới, đòi hỏi các nước phải đồng thuận tìm kiếm giải pháp toàn cầu cho vấn đề này. Do đó, các nước cần thực thi chiến dịch gia tăng áp lực tối đa đối với Bình Nhưỡng, thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Tillerson cũng kêu gọi Trung Quốc và Nga hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc kiềm toả tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Mặc dù đã ra được tuyên bố chung, song giới phân tích đánh giá sự vắng mặt của Nga và Trung Quốc - hai đối tác chủ chốt trong hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên - khiến hội nghị thiếu tính toàn diện. Hai nước này cũng chỉ trích hội nghị quá tập trung vào trừng phạt thay vì tìm cách hạ nhiệt thông qua đối thoại. Theo Đài NHK, hội nghị lần này sẽ là phép thử cho “sức mạnh ngoại giao”. Và câu hỏi đặt ra là cần giải pháp ngoại giao như thế nào để thay đổi thái độ cứng rắn của Triều Tiên, và làm sao bịt những kẽ hở trong các lệnh trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế để nâng cao hiệu quả của các biện pháp này.
(责任编辑:Thể thao)
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Đề nghị phạt nguội xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều
- Đại tá Huỳnh Thới An làm Cục phó Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
- Quyền Chủ tịch nước truy tặng huân chương cho phi công Trần Ngọc Duy
- Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- Hàng loạt vỉa hè ở TP.HCM bị lấn chiếm, đẩy người đi bộ xuống lề đường
- Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ tai nạn ở Quảng Nam
- Sớm kết luận vụ án liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp để trả tiền nhà đầu tư
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Tạo dấu ấn đậm nét cho công tác đối ngoại của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ
- Hàng loạt cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, xe gặp sự cố là ùn tắc
- Tình tiết mới vụ đánh tài xế vì không dừng xe trên cao tốc cho khách đi vệ sinh
- Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- Xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm tại Tổng công ty Vận tải thủy
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Đào trăm tấn bê tông, Cảnh sát Việt Nam đưa nạn nhân xấu số bị vùi lấp ra ngoài
- Vụ tàu tông xe đầu kéo: Tài xế ô tô, nhân viên bị xem xét trách nhiệm thế nào?
- Chỉ huy trưởng quân sự xã: ‘Tôi không biết đứa trẻ bị bỏ rơi là con gái tôi’
- Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- Tướng quân đội kể về quyết định 'cân não' khi cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ