【trận đấu leicester gặp everton】Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023
Các công ty được đánh giá,ôngtyBánlẻuytínnătrận đấu leicester gặp everton xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8/2023.
Nhóm Siêu thị, Tổng hợp
Nhóm Điện máy, điện lạnh, thiết bị số, sách báo, văn phòng phẩm
Nhóm Kim hoàn
Bán lẻ theo sát nhịp chuyển động của kinh tế vĩ mô
Diễn biến đồng pha với đà tăng trưởng chậm của kinh tế vĩ mô, kể từ quý IV/2022 đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam khá ảm đạm. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành chịu áp lực nặng nề từ sức cầu yếu do thu nhập của người dân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình xuất khẩu khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, gánh nặng từ môi trường lãi suất cao và tín dụng thắt chặt của các công ty tài chính tiêu dùng.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2023 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh của các nhà bán lẻ diễn ra mạnh mẽ và liên tục trong nửa đầu năm 2023 càng siết chặt đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng và ghi nhận mức tăng trưởng dương (+8,7% so với cùng kỳ năm trước).
Bước sang những tháng cuối năm 2023, song hành với những tín hiệu khả quan, 2/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát kỳ vọng tình hình thị trường bán lẻ sẽ cải thiện hơn, dù sự phục hồi chưa thực sự rõ rệt và khá chậm. 1/3 số doanh nghiệp còn lại cho rằng với dư âm tiêu cực của giai đoạn tiêu thụ yếu và thị trường có nhiều yếu tố bất lợi, khó khăn sẽ kéo dài, nhiều khả năng sang nửa cuối năm 2024 mới quay trở lại bình thường.
Làn gió thuận - nghịch trong những tháng cuối năm
Áp lực đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện nay khá tương đồng so với giai đoạn đầu năm. Câu chuyện sức mua yếu và những ảnh hưởng tiêu cực từ sự trì trệ của nền kinh tế chưa thể một sớm một chiều được giải quyết. Trong khi đó, sức nóng từ môi trường cạnh tranh gay gắt trong ngành thể hiện qua các cuộc chiến giá nửa đầu năm dù có dịu bớt trong nửa cuối năm song vẫn là một trong những thách thức lớn nhất.
Diễn biến trên thị trường cho thấy sức ép lên tỷ giá gia tăng trong thời gian gần đây, với tác động từ sự ngược chiều của chính sách tiền tệ trong và ngoài nước cũng như thanh khoản tiền đồng dư thừa do tăng trưởng tín dụng yếu. Trước tình trạng này, 42,9% số doanh nghiệp bán lẻ bày tỏ lo lắng và nhận định biến động tỷ giá là khó khăn lớn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nửa cuối năm.
Tuy nhiên, biến động tăng cao đột ngột của thị trường ngoại hối được dự báo chỉ mang tính chất ngắn hạn. Chênh lệch lãi suất nội - ngoại tệ sẽ dần thu hẹp khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bước vào gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và các yếu tố nội tại của Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng tương đối ổn định, cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay ước tính xuất siêu 16,26 tỷ USD, tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh trong bối cảnh sản xuất dần phục hồi.
Dù vẫn có những lo lắng nhất định về rủi ro lạm phát, chi phí lãi vay, chi phí vận hành cao hay lượng hàng tồn kho lớn nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá đây là những thách thức lớn nhất phải đối mặt trong nửa cuối năm giảm so với 6 tháng đầu năm.
Có thể nói, lực đẩy từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là một trong những cơ sở quan trọng cho kỳ vọng vững vàng vượt qua thời điểm khó khăn. Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ tư giúp khôi phục dần tín dụng tiêu dùng sau khi nợ xấu được kiểm soát, giảm bớt áp lực vay nợ của các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Chính sách tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2023 và giảm thuế VAT xuống 8% sẽ góp phần tăng sức cầu nền kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của các doanh nghiệp trong ngành. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa, đồng thời gia tăng sức mua của khách hàng.
Ngoài ra, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dần hạ nhiệt tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, gánh nặng tiêu dùng sẽ không chỉ được giải tỏa tại thị trường này mà còn lan tỏa toàn cầu. Mùa mua sắm cuối năm cũng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm sôi động của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp cải thiện bức tranh kinh doanh và lấy lại đà tăng trưởng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn với nhiều tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới. Sự trở lại của khách du lịch quốc tế trong năm nay và xu hướng ngày càng tăng trong tương lai sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành bán lẻ. Một điều kiện thuận lợi khác là Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao của lợi tức nhân khẩu học. Dân số đông và trẻ với 100 triệu dân, quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, cơ cấu dân số ở độ tuổi vàng với trên 60% nằm trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đang thúc đẩy tầng lớp tiêu dùng. Nhìn chung, về dài hạn, dư địa phát triển của ngành bán lẻ hứa hẹn ngày càng rộng lớn.
(Nguồn: Vietnam Report)