Trung Quốc là nhà mua hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 Việt Nam ‘tuột’ ngôi đầu bán hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc |
TheẤnĐộlàthịtrườngtiêuthụhồtiêulớnthứtưcủaViệkết quả giải bóng đá hôm nayo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 141.392 tấn hồ tiêu các loại với trị giá thu về 629,9 triệu USD, giảm 7,4% về lượng nhưng tăng tới hơn 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ tư của Việt Nam với khối lượng đạt 6.813 tấn, trị giá 28 triệu USD, tăng mạnh 46,5% về lượng và tăng tới 90,6% về trị giá.
Còn theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, tính đến hết tháng 5, tổng nhập khẩu hồ tiêu của nước này đạt 12.482 tấn, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh 46,5% |
Đáng chú ý, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm với khối lượng đạt 5.220 tấn, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp cho thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ mở rộng từ 32,5% lên mức 41,8%.
Tiếp đến là Sri Lanka đạt 2.790 tấn, giảm 1,7% và chiếm 22,4% thị phần; Brazil đạt 2.554 tấn, tăng 50,7% và chiếm 20,5%; Indonesia đạt 1.274 tấn, tăng 5,9% và chiếm 10,2%.
Bốn nước kể trên chiếm tổng cộng gần 95% nguồn cung hồ tiêu cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào Ấn Độ trong 5 tháng tăng 29,7% lên 4.371 USD/tấn, cao hơn so với mức giá 3.414 USD/tấn của Brazil và 3.141 USD/tấn của Indonesia, nhưng thấp hơn so với con số 6.190 USD/tấn của Sri Lanka.
Hiện Ấn Độ đang là quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ ba thế giới nhưng cũng đồng thời là nhà nhập khẩu lớn thứ hai toàn cầu đối với mặt hàng gia vị này. Đồng thời, nước này đang có cơ chế bảo hộ ngành tiêu trong nước. Do đó, người tiêu dùng nước này chủ yếu dùng tiêu mà họ trồng còn với tiêu nhập khẩu chủ yếu phục vụ mục đích chế biến và tái xuất khẩu.
Theo thông tin từ Indiabusinesstrade, nhập khẩu tiêu của Ấn Độ ở mức cao còn do sự khác biệt trong phương pháp thu hoạch, chi phí và hàm lượng oleoresin trong hồ tiêu. Ở Ấn Độ, tiêu thường được thu hoạch từ quả chín, không phù hợp cho ngành công nghiệp nhựa dầu tiêu oleoresin. Vì vậy, ngành công nghiệp này phụ thuộc vào nhập khẩu từ Sri Lanka và Việt Nam, nơi hồ tiêu được thu hoạch từ quả non, tạo ra nhiều oleoresin hơn khi chế biến.
Ngoài ra, tiêu Ấn Độ cũng như Sri Lanka có hàm lượng oleoresin rất cao (>6%), do đó ngành công nghiệp này rất ưa chuộng hồ tiêu Sri Lanka. Hồ tiêu Việt Nam tuy chỉ có hàm lượng piperine/oleoresin là 2-6%, nhưng phương pháp thu hoạch cùng với giá rẻ hơn giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam bù đắp được bất lợi này.
Trở ngại lớn nhất của Việt Nam khi xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ có lẽ là mức thuế mà nước này đang áp dụng.
Chính phủ Ấn Độ đang áp thuế nhập khẩu 52% đối với hồ tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hồ tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ. Và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. Đây được xem là điểm bất lợi của tiêu Việt Nam so với Sri Lanka.
Ông Emmanuel Nambusseril, Phó Chủ tịch Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị Ấn Độ, cho biết giá tiêu Ấn Độ đang tăng theo tín hiệu từ thị trường quốc tế, nhưng vẫn cao hơn so với giá của Việt Nam. Năm 2024, vụ tiêu đen ở Ấn Độ ước tính đạt khoảng 60.000 tấn trong khi mức tiêu thụ nội địa là khoảng 66.000 tấn, tức là vẫn thiếu hụt.
Do đó, xuất khẩu tiêu Ấn Độ sẽ không được hưởng lợi vì nước này cần nhập khẩu nguyên liệu từ Sri Lanka và Việt Nam để lấp đầy khoảng trống cho tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng. Sản lượng tiêu năm 2024 tăng nhẹ khoảng 6% so với năm 2023, nhưng lượng hàng tồn kho dự kiến sẽ thấp hơn năm ngoái. Ấn Độ đã xuất khẩu 8.173 tấn hồ tiêu ra thị trường thế giới trong 5 tháng đầu năm, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2023.