Cụ thể,ảnlýthịtrườngHàNộiMạnhtayvớicácsảnphẩmthuốcláđiệntửnhậplậbongđawap ngày 9/7, Đội QLTT số 14 - Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp Công an TP. Hà Nội đột kích, kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 33 ngõ 12 Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội.
Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm đếm hàng hóa vi phạm |
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử các loại, đang được trưng bày, bày bán tại cửa hàng.
Toàn bộ số hàng bị kiểm tra chủ yếu là sản phẩm thuốc lá điện tử Fizzy Max Pod Disposable 2000 nhiều màu, tương ứng với các mùi hương khác nhau được đóng trong các thùng carton. Khảo sát sơ bộ trên thị trường, mỗi sản phẩm Fizzy Max Pod Disposable 2000 được bán với giá từ 200-300.000 đồng/sản phẩm. Tại buổi làm việc, chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan và khai nhận, toàn bộ số hàng này được nhập từ nước ngoài về chủ yếu là để bán qua mạng điện tử.
Trị giá số hàng hóa thu giữ lên đến hơn 1,5 tỷ đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Lê Việt Phương - Đội trưởng Đội QLTT số 14 - cho biết, số lượng hàng hóa trên đều là hàng nhập lậu do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đáng chú ý, chủ cơ sở không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, mà tự mở cửa hàng, kinh doanh.
Trước đó, chiều 2/6/2021, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội chống buôn lậu hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ (PC03), Công an TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 16C Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Qua công tác xác minh, địa điểm kinh doanh trên là của Nguyễn Ngọc Trường Giang thuê. Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện 31.800 điếu thuốc lá điện tử, 2.250 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử và 58 máy hút thuốc lá điện tử đang trưng bày bán tại cửa hàng, tất cả số hàng này do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc, xuất sứ.
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cửa hàng Nguyễn Ngọc Trường Giang cho biết, số hàng này nhập từ nước ngoài về chủ yếu là để bán qua mạng điện tử.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 31.800 sản phẩm hàng hoá là thuốc lá điện tử, 2.250 lọ tinh dầu và 58 máy hút thuốc lá điện tử đều có chữ nước ngoài, không có hoá đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giá trị số hàng hoá trên ước tính khoảng hơn 4 tỷ đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào ngày 16/4, Đội QLTT số 17 - Cục QLTT Hà Nội cũng phối hợp với Phòng 6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05), Công an TP. Hà Nội triệt phá điểm trung chuyển và thu giữ 13.900 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa chỉ E1.2 lô 20 Phạm Hùng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 13.900 lọ tinh dầu thuốc lá gồm các dung tích 30ml (8.800 lọ), 100ml (5.100 lọ). Lượng hàng hóa này được tập kết tại một cơ sở dịch vụ vận tải thuộc Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Hoàng Ngân, sau đó đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành.
Theo điều tra của phóng viên, trên thị trường hiện nay, 01 lọ tinh dầu với dung tích 30ml được bán ra với giá 100.000 đồng/lọ. Với dung tích 100ml, sản phẩm này được bán với giá trên 200.000 đồng/lọ tùy nơi.
Ông Nguyễn Đạo An - Phó Đội trưởng Đội QLTT số 17 - cho rằng, đây là một trong những vụ vi phạm lớn nhất đối với mặt hàng thuốc lá điện tử được lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện. Số lượng hàng hóa trên đều là hàng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh.
Những vụ việc trên chỉ là 1 trong số những vụ việc mà lực lượng chức năng thu giữ về thuốc lá điện tử. Hiện nay, thuốc lá điện tử đang được nhiều cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo tác hại về sức khoẻ khi sử dụng. Khi hút thuốc lá điện tử có chứa nicotine thay thế, nó vẫn gây nghiện, và nhất là chất lượng tinh dầu tạo mùi không được kiểm soát, có thể đó là các hoá chất gây độc hại, ảnh hưởng hệ hô hấp, phế quản, phổi cho người sử dụng.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với các hành vi kinh doanh thuốc lá lậu, nhất là hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, đại diện Cục QLTT Hà Nội cho rằng, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý, chúng tôi còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Việc này nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của việc buôn lậu, hàng giả, gian lận, việc lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động thương mại theo chiều hướng tích cực.