搜索

【lich thi đau c1】Tiêu thụ gia cầm giảm mạnh

发表于 2025-01-10 20:54:34 来源:88Point

Sau Tết Nguyên đán,ụgiacầmgiảmmạlich thi đau c1 sức mua nhiều loại thực phẩm tươi sống giảm, nhất là thịt lợn và thịt gia cầm.

Khó khăn trong khâu xuất bán

Sau Tết Nguyên đán, sức mua nhiều loại thực phẩm tươi sống giảm, nhất là thịt lợn và thịt gia cầm. Theo nhiều tiểu thương và doanh nghiệp, lượng thịt bán ra trong dịp Tết năm nay đã giảm từ 10-30% so với Tết năm 2023. Nguyên nhân do nhiều người dân giảm chi tiêu và không còn mua dự trữ nhiều thực phẩm trong dịp Tết. Đồng thời người tiêu dùng có xu hướng sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm.

Ở Sơn Tây, nhà ông Trương Xuân Thành - Xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội cũng như nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở đây chuyên nuôi gà mía. Gà bản địa luôn được giá cao nhưng từ trước Tết, các hộ chăn nuôi gia cầm gặp khó ở khâu đầu ra. Lứa gà cho dịp Tết không bán hết, ông đành phải nuôi thêm tháng.

Còn ông Trương Xuân Thành - Xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Bán 80.000 đồng là chọn từng con , còn nếu bán non, bán xô thì chỉ được ngoài 70.000 đồng. Nếu mà nuôi lên con gà đẻ, để được 7 tháng gà sẽ nhích lên khoảng 90.000 đồng nhưng mà kéo thêm hai tháng nữa thì tiền ăn chi phí của nó quá cao".

Khó khăn trong khâu xuất bán của nhà ông Thành và các hộ chăn nuôi gia cầm được lý giải tại chợ Hà Vỹ, chợ đầu mối gia cầm tại Hà Nội.

Bà Lê Thị Yến - Tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội chia sẻ: "Bán ế lắm chính vì thế một mẻ gà chị phải bán 2 ngày mới hết. Trước kia chỉ bán trong một ngày là hết. Bây giờ phải bán 2 ngày nên phải kéo ra cho nên dân phải chậm lại".

Theo các tiểu thương, nguồn cung trong các trang trại, hộ chăn nuôi còn nhiều gà đến lứa xuất chuồng. Trong khi đó, ngoài thị trường, sức mua giảm mạnh.

Ông Lê Ngọc Giang- Tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội cho rằng: "Năm ngoái, hộ kinh doanh của nhà tôi mỗi ngày bán 2-3 tấn nhưng năm nay sản lượng ít hơn, chỉ còn chưa đến 2 tấn. Năm nay sau Tết chợ ế. Tầm này giá hơi thấp. Nếu tính giá hiện tại thì năm nay giá chỉ bằng 70% so với giá năm ngoái".

"Lượng gà trong Tết còn tồn dư lại nhiều. Bây giờ phải bắt gà giúp bà con để giải phóng bớt, lượng tiêu thụ rất chậm . Tiêu thụ như mọi năm nó rơi vào khoảng 60 tấn dịp sau Tết, năm nay chỉ rơi vào khoảng 20-40 tấn" - ông Lê Văn Trung - Phó Trưởng Ban Quản lý Chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội nhận định.

Theo thông tin từ các thương lái, hiện mức giá cao nhất là gà Mía, gà Minh Dư, gà Ri và gà Nòi lần lượt là 73.000 đồng/kg, 57.000 đồng/kg, 50.000 đồng/kg và 74.000 đồng/kg.

Tái đàn hay tạm dừng đang là bài toán với người chăn nuôi

Tái đàn hay tạm dừng?

Thực tế này đòi hỏi mỗi người nuôi phải có sự thích ứng với thị trường để có những điều chỉnh kịp thời.

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2023, tổng đàn gia cầm là khoảng 550 triệu con. Trong đó đàn gà chiếm 80%, tương đương khoảng 440 triệu con. Sức mua giảm mạnh trong khi nguồn cung trong các hộ chăn nuôi gia cầm còn tồn đọng, vì thế, tái đàn hay tạm dừng đang là bài toán với người chăn nuôi.

Diện tích trang trại lớn nên nhà ông Nguyễn Viết Thư ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn luôn có 5 trại gà và vịt. Phương thức chăn nuôi là luân phiên, cứ xuất chuồng hết đàn này thì ông Thư lại khử trùng rồi vào đàn mới. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ông Thư dự kiến xuất bán 2.000 con gà, tuy nhiên đầu ra và giá cả không như kỳ vọng. Đã thận trọng để tái đàn cho thị trường sau Tết nhưng hiện việc xuất bán cũng không dễ dàng.

Ông Nguyễn Viết Thư - Thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi chuẩn bị vào 2.000 con vịt và 1.500 con gà tháng 11 chuẩn bị đàn cho tháng Giêng. Chúng tôi có lượng chuồng và đủ không gian, luôn luân canh và xen canh để đáp ứng nhu cầu của xã hội".

Ở vùng sản xuất ra giống gà bản địa ở Đường Lâm, Sơn Tây, nhiều hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn theo từng giai đoạn để luôn có nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, đàn gà xuất bán dịp Tết vẫn còn tồn đọng hàng nghìn con nên đợt này gia đình ông Chiến vào đàn ít hơn so với trước

"Vừa rồi, tôi tái đàn 1.500 con, lúc này gần được 1 tháng tuổi. Năm nay mức độ tiêu thụ kém hơn năm ngoái nên có nhiều khó khăn hơn. Thị trường trước Tết, thực ra có những đàn gà còn chưa bán được. Và sau Tết lại chậm hơn nữa" - ông Hà Văn Chiến - Xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội tâm sự.

Tết Nguyên đán vừa qua, không chỉ xuất bán cho thương lái, gia đình bà Quy còn trực tiếp mang gà ra chợ để bán. Thấy được thị trường và nguồn cung sau Tết sẽ dồi dào nên cuối năm 2023, bà Quy không tái đàn mà để trống chuồng trại. Thời điểm này, gia đình bà mới vào đàn nhưng cũng tính toán kỹ cho đầu ra.

Bà Cấn Thị Quy - Xã Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Nội cho biết, mỗi lần vào, bà vào cách nhau một vài ngày. Nhưng năm nay, dự kiến, gia đình bà sẽ vào đàn thành hai đợt cách nhau khoảng một tháng để nguồn cung giãn ra, việc bán sẽ dễ dàng hơn.

Ngành chăn nuôi cũng đặt mục tiêu năm 2024, sản lượng thịt gia cầm đạt trên 2,3 triệu tấn, tăng trên 3,1% so với năm ngoái. Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo các hộ cần thực hiện chăn nuôi liên kết theo chuỗi để chủ động đầu vào và đầu ra.

Theo VTV.vn

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【lich thi đau c1】Tiêu thụ gia cầm giảm mạnh,88Point   sitemap

回顶部