【bóng đá anh tối nay】Hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng đến từng doanh nghiệp

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:52:45 评论数:

Tuyên truyền,ướngdẫngiảmthuếgiátrịgiatăngđếntừngdoanhnghiệbóng đá anh tối nay hướng dẫn ngay khi chính sách được ban hành

Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách miễn, giảm thuế: “Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Ngay sau khi chính sách giảm thuế GTGT được Quốc hội ban hành, Cục Thuế TP. Hà Nội đã thực hiện đăng tải nội dung Nghị quyết 43 trên Cổng thông tin điện tử và trên các trang mạng xã hội chính thức của cục thuế như Facebook, Zalo. Ngoài ra, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cũng đã có hướng dẫn cụ thể trên các kênh của cục thuế để doanh nghiệp, người nộp thuế nắm được chính sách giảm thuế.

Cán bộ cục thuế Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục thuế.    Ảnh: Nhật Minh
Cán bộ cục thuế Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục thuế. Ảnh: Nhật Minh

Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, sau khi Nghị quyết 43 được ban hành, cục thuế đã hướng dẫn về việc lập hóa đơn theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Cụ thể, đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi lập hóa đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.

Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại cột “thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15...”

Hướng dẫn đến từng doanh nghiệp, người nộp thuế

Để chính sách giảm thuế đi vào cuộc sống, ngày 28/1/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để hướng dẫn cụ thể hơn tới các đối tượng phải thực hiện, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có thư ngỏ gửi người nộp thuế. “Trong thư ngỏ này, cục thuế đã lưu ý một số nội dung quan trọng, trong đó nhấn mạnh lại đối tượng áp dụng, mức thuế giảm và đặc biệt là hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện” - ông Trường nói.

Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Theo hướng dẫn của Cục Thuế TP. Hà Nội, doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định của Luật Thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của kỳ tính thuế TNDN năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ.

Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ (theo mẫu), hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp, tổ chức là đơn vị ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Ngoài hướng dẫn cách lập hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu, thì lần này Cục Thuế TP. Hà Nội có hướng dẫn cụ thể hơn đối với trường hợp hàng hóa đã bán, hoặc dịch vụ đã hoàn thành việc cung cấp trước ngày 1/2/2022 thì không được áp dụng thuế suất 8% (bao gồm cả trường hợp sang tháng 2/2022 người nộp thuế mới lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ đã bán/cung cấp trước 1/2/2022)

Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 1/2/2022, nhưng kể từ ngày 1/2/2022 mới phát hiện sai sót, người nộp thuế lập hóa đơn điều chỉnh, hoặc thay thế thì vẫn áp dụng thuế suất tại thời điểm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do hàng hóa dịch vụ được bán, hoặc cung ứng trước ngày 1/2/2022. Đối với các cơ sở kinh doanh lập hóa đơn sai mức thuế suất mà người nộp thuế không thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh, hoặc thay thế thì khi cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý theo quy định.

Có thể nói, với việc đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức, có thư ngỏ hướng dẫn cụ thể đến từng doanh nghiệp, người nộp thuế, chính sách giảm thuế GTGT đã đi vào cuộc sống. Khảo sát của phóng viên TBTCVN cho thấy, ngay sau khi chính sách này có hiệu lực (1/2/2022), tất cả các cơ sở kinh doanh đã nắm được và thực hiện nghiêm việc giảm thuế GTGT theo quy định. Không xảy ra tình trạng lúng túng, hoặc vướng mắc khiến người nộp thuế phản ánh đến cơ quan thuế.

Cục Thuế TP. Hà Nội: Trao tặng 3.5 tấn gạo cho bệnh viện điều trị người nhiễm Covid-19

Dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, ngành y tế đã có những biện pháp quyết liệt triển khai trên mọi mặt trận, từ phòng bệnh, sàng lọc phát hiện người bệnh để có các biện pháp cách ly, điều trị kịp thời phù hợp theo các phân tầng về chuyên môn.

Tại Hà Nội, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, Bệnh viện điều trị người mắc Covid-19 tại Hoàng Mai, Hà Nội với quy mô 3,5 ha được Bộ Y tế ra quyết định thành lập nhằm phục vụ công tác điều trị các bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sỹ và 680 điều dưỡng để phục vụ bệnh nhân Covid-19. Đây sẽ là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người mắc Covid-19 tại khu vực TP. Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).

Phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, chia sẻ những khó khăn áp lực trong giai đoạn cao điểm phục vụ điều trị người mắc Covid-19, ngày 19/1/2022, Công đoàn Cục Thuế TP. Hà Nội đã kịp thời trao tặng đến Bệnh viện điều trị người mắc Covid-19 3,5 tấn gạo trị giá 70 triệu đồng để cán bộ nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện và các lực lượng tuyến đầu chống dịch yên tâm công tác. Trước đó, để hỗ trợ, động viên các y bác sỹ và nhân viên Bệnh viện, ngày 5/9/2021, Công đoàn Cục Thuế

TP. Hà Nội cũng đã kịp thời chuyển tới Ban Giám đốc bệnh viện 5 máy giặt sấy LG Inverter lồng ngang 21KG/12KG trị giá 150 triệu đồng và 300 túi giặt để phục vụ cho các cán bộ nhân viên y tế làm việc ngày đêm tại bệnh viện.

Trong thời gian tới, Công đoàn Cục Thuế TP. Hà Nội sẽ tiếp tục kêu gọi Đoàn viên công đoàn ngành thuế Thủ đô chung tay cùng các cấp chính quyền chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương và nhiệt tình hưởng ứng các phong trào thiện nguyện để giúp đỡ được nhiều hơn nữa cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch, cũng như cho các hoàn cảnh khó khăn.

最近更新