Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tại phiên họp. Cơ chế chia sẻ tăng,ựánLuậtPPPQuyđịnhchặtsẽkhóhấpdẫnnhàđầutưkết quả bóng đá việt nam hôm quả giảm doanh thu được thiết kế chặt chẽ hơn
Theo báo cáo của Uỷ ban Kinh tế (UBKT), sau quá trình tiếp thu, lấy ý kiến, đến nay dự án luật vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, một vấn đề nổi bật được quan tâm là cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Theo UBKT, dự án luật đã được tiếp thu, sửa đổi theo hướng không phải trong mọi trường hợp đều được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Cụ thể, việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã thực hiện điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 52. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu chỉ được thực hiện khi dự án PPP đáp ứng đầy đủ các điều kiện chặt chẽ quy định tại khoản 2 Điều 83 dự thảo luật gồm: dự án do cơ quan có thẩm quyền lập; áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO và không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu cam kết tại hợp đồng; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ hoặc điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP nhưng vẫn chưa bảo đảm được mức doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng quy định như dự thảo luật quá chặt chẽ, không tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nhà đầu tư.
Về lĩnh vực đầu tư, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Đồng thời, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong triển khai trên thực tế, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 để xử lý tình huống phát sinh dự án ngoài lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5 nhưng cần thiết, đáp ứng 4 điều kiện và có khả năng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi với một số lĩnh vực khác, đồng thời đề nghị không quy định khoản 2 Điều 5. Kiểm toán nhà nước tham gia ở 4 giai đoạn
Liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước (KTNN), Thường trực UBKT cho rằng cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP. Mặt khác, Hiến pháp và pháp luật về KTNN quy định KTNN chỉ thực hiện kiểm toán tài chính công, tài sản công.
Do đó, dự án luật tiếp thu, bổ sung quy định bao gồm: kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP; kiểm toán việc sử dụng vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có) quy định tại Điều 73 của luật này, hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi tách thành một dự án thành phần quy định tại điểm a khoản 5 Điều 71 của luật này, sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT quy định tại khoản 3 Điều 45 của luật này; kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án PPP; khi chuyển giao cho Nhà nước, thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP.
Tuy nhiên, bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc thiết kế có sự tham gia của KTNN trong 4 giai đoạn của dự án là quá chặt chẽ, phức tạp. Trong khi đó, phía Nhà nước chỉ tham gia một phần trong dự án, như là giải phóng mặt bằng, mà cơ quan kiểm toán tham gia tới 4 giai đoạn có thể nhà đầu tư rất e ngại.
Tạo thuận lợi cho để thu hút nhà đầu tư Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đã đóng góp nhiều ý kiến chủ yếu xoay quanh việc làm sao để luật đủ hấp dẫn nhà đầu tư nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, quy trình để quyết định được dự án đầu tư PPP theo dự thảo là rất chặt chẽ, có thể còn hơn cả dự án đầu tư công, từ khâu xét duyệt, kiểm toán… song lại chưa quy định rõ ràng, chặt chẽ trách nhiệm chính của Nhà nước khi thanh toán. Như vậy, sẽ không hấp dẫn được nhà đầu tư. Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư nên mở rộng thêm cho một số lĩnh vực như thuỷ lợi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, dù quy định thế nào thì dự án luật cũng phải thể hiện tinh thần cởi mở, thông thoáng để thu hút đầu tư tư nhân tạo động lực cho phát triển đất nước. Nếu quy định quá chặt, còn khó hơn các luật khác thì mục tiêu này sẽ không đạt được.
Nhấn mạnh việc chia sẻ rủi ro là một điểm hấp dẫn lớn với nhà đầu tư, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ủng hộ cơ chế chia sẻ rủi ro và cho biết các kinh nghiệm quốc tế đều có sự chia sẻ rủi ro. Vấn đề ở đây là thiết kế cơ chế chia sẻ sao cho hợp lý.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định lĩnh vực đầu tư vẫn theo hướng thu gọn, chỉ những lĩnh vực đầu tư công do Nhà nước đảm nhiệm nhưng Nhà nước không làm thì mới để doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, có thể bổ sung lĩnh vực thuỷ lợi trong bối cảnh nhiều nơi đang khó khăn về tưới tiêu và chúng ta đã có quy định về thu thuỷ lợi phí. Ngoài ra, phải cân nhắc việc giao Thủ tướng Chính phủ quyết định những lĩnh vực phát sinh ngoài quy định.
Về chia sẻ rủi ro, UBTVQH đồng tình với việc chia sẻ khi tăng giảm doanh thu, nhất là khi do lỗi của Nhà nước làm giảm doanh thu, tuy nhiên nên có hai phương án để Quốc hội thảo luận. H.Y |