Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu,ànchuyệnxâydựngthươnghiệuhồsơdisảnchoẩmthựcHuếsố liệu thống kê về giải nhà nghề mỹ chuyên gia ẩm thực trong nước và quốc tế. Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2018 đã đến dự.
Giữ gìn vốn quý
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Tân, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Phú Đạt Gia, Trưởng BTC hội thảo nhấn mạnh: “Hội thảo là hồi chuông cảnh báo rằng, ẩm thực cung đình và dân gian Huế là vốn quý cần được gấp rút nâng tầm, đồng tâm hiệp lực đưa ra thế giới, kịp thời khai thác vốn quý ẩm thực mà các nghệ nhân - kho tàng sống đang nắm giữ”.
Các đơn vị ký kết hợp tác phát triển ẩm thực Huế
Theo TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải tư liệu hóa di sản văn hóa ẩm thực Huế: “Đến nay, chúng ta vẫn thiếu một công trình tổng thuật, lược sử vấn đề nghiên cứu văn hóa ẩm thực Huế một cách đầy đủ, chi tiết và thường xuyên được cập nhật, vừa làm hồ sơ di sản vừa phục vụ nhu cầu đào tạo và bảo tồn”.
Với việc thương mại hóa ẩm thực, cần bắt đầu bằng phương thức quảng bá, tạo nên những sản phẩm du lịch ẩm thực độc đáo, chứa đựng hàm lượng văn hóa đặc trưng, như là một lợi thế so sánh trong việc tạo dựng thương hiệu. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hai quá trình tư liệu hóa di sản văn hóa ẩm thực và thương mại hóa thương hiệu ẩm thực Huế, với sự gắn kết của ngành văn hóa và du lịch cùng sự đồng hành của các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp.
NNC Nguyễn Đắc Xuân đề xuất việc thành lập Bảo tàng Ẩm thực
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch thông tin, Sở Du lịch đang xây dựng kế hoạch truyền thông “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt, sự tận hưởng kỳ thú” nhằm phát huy thế mạnh văn hóa du lịch ẩm thực ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020. Chọn truyền thông về ẩm thực để thúc đẩy phát triển du lịch, bởi thông qua ẩm thực có thể giới thiệu về hình ảnh, văn hóa của một đất nước, địa phương nhanh chóng. Trong đó, tập trung vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu ẩm thực Huế với các giá trị văn hóa và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, chất lượng; kêu gọi hợp tác đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện quảng bá du lịch nói chung, ẩm thực Huế nói riêng; xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa ẩm thực Huế làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu; định hướng chiến lược truyền thông theo hướng hiện đại...
Xây dựng hồ sơ di sản
Nhiều đại biểu cho rằng, để bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam, trong đó có ẩm thực Huế, cần thành lập Bảo tàng Ẩm thực. Theo NNC Nguyễn Đắc Xuân, lâu nay, chúng ta chỉ khai thác giá trị ẩm thực một cách tùy tiện mà chưa nghĩ đến việc gìn giữ phát huy như giá trị đích thực của ẩm thực Việt Nam. Vì thế, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chủ trương vận động thành lập Bảo tàng Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tại Huế. Để chuẩn bị cho việc này, trước mắt cần tiến hành sưu tầm và có một địa điểm để lưu giữ những tư liệu sưu tầm được, địa chỉ đó nên là Trường Cao đẳng Du lịch Huế.
TS. Wajuppa Tossa (Thái Lan) cho rằng nên quảng bá ẩm thực Việt từ các câu chuyện dân gian về món ăn
TS. Nguyễn Nhã, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam đề xuất: “Cần chung tay xây dựng Huế trở thành thủ phủ du lịch ẩm thực Việt Nam, kinh đô cuối cùng và duy nhất còn ghi lại ẩm thực cung đình trong sách Hội điển. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam, với những quán ăn và các thực phẩm tiến vua từ các miền trong cả nước, phục dựng lại những thực phẩm nổi tiếng như gạo de An Cựu”.
Theo quan điểm của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc xây dựng hồ sơ di sản cho ẩm thực Huế đã được đặt ra từ hội thảo ẩm thực trong dịp Festival Huế 2016. Tuy nhiên, cần suy nghĩ đến việc ai là chủ thể, quy trình, tiêu chí như thế nào, mời ai tư vấn... Nếu được công nhận là di sản thì việc khai thác thương hiệu, phát huy như thế nào cần phải được đặt ra. Cụ thể, tỉnh phải giao cho một đơn vị xây dựng hồ sơ di sản.
Trong đào tạo, hướng đến mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và nâng cao giá trị ẩm thực cung đình và dân gian Huế, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đang triển khai áp dụng công nghệ nâng cao giá trị di sản thông qua công tác diễn giải và phát triển du lịch thông qua việc xây dựng một trung tâm diễn giải về ẩm thực Huế. Trung tâm này đóng vai trò như một bảo tàng mang tính tương tác cao, luôn được làm mới bởi các sản phẩm và sự kiện về văn hóa và du lịch.
TS. Nguyễn Nhã tặng tư liệu ẩm thực do ông nghiên cứu cho Trường Cao đẳng Du lịch Huế
Hội thảo cũng được nghe các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát huy giá trị ẩm thực. Nghệ nhân ẩm thực William Wongs đến từ Indonesia cho hay: “Indonesia không có nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống như của Việt Nam ở các nước trên thế giới nên chúng tôi quảng bá phương pháp nấu món ăn Indonesia đến sinh viên quốc tế, điều này rất quan trọng góp phần đưa ẩm thực truyền thống ra với thế giới. Indonesia có nhiều nghi thức trong thưởng thức ẩm thực và đã có nhiều du khách phương Tây tham gia các nghi lễ này. Giáo dục ở đất nước chúng tôi rất quan tâm đến việc bảo vệ giá trị truyền thống ẩm thực, đưa nội dung này vào chương trình giảng dạy cho học sinh”.
TS. Wajuppa Tossa đến từ Thái Lan kể câu chuyện truyền thuyết về hạt gạo của Việt Nam để nói đến mối liên hệ giữa truyền thuyết với món ăn. Bà là người sưu tầm những câu chuyện dân gian liên quan đến các món ăn Việt, như truyện Mai An Tiêm truyền thuyết về nguồn gốc của quả dưa hấu. Bà Wajuppa Tossa cho rằng, nên sử dụng truyền thuyết để truyền tải thông tin quảng bá ẩm thực Việt, giáo dục cho học sinh về nguồn gốc, ý nghĩa của các món ăn.
Dịp này, 6 đơn vị ký kết cùng bắt tay hợp tác phát triển ẩm thực Huế, gồm: Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Công ty TNHH Phú Đạt Gia, Công ty Thế giới Hải Sản, Công ty tin học Lạc Việt, Tập đoàn Acecook và Công ty K.I.
Bài, ảnh: Minh Hiền