【số liệu thống kê về club américa gặp pumas unam】Lớp học không bảng đen, phấn trắng
Cô Hồng đang kèm cặp các em ở lớp học tình thương
Lớp học do cô Nguyễn Thị Hồng đảm trách,ớphọckhôngbảngđenphấntrắsố liệu thống kê về club américa gặp pumas unam dạy các em có hoàn cảnh khó khăn, tái định cư vạn đò ở phường Hương Sơ biết chữ. Lớp học không sử dụng được bảng đen, phấn trắng bởi trình độ các em khác nhau nên cô phải kèm cặp từng em một. Cô Hồng xoay như chong chóng khi bọn trẻ cứ níu áo vì đánh vật với con chữ cũng toát mồ hôi không kém so với thời gian lao động ở đường phố.
Tôi vẫn lấy làm lạ, ngay trong TP. Huế vẫn còn một nhóm trẻ đến 20 em chưa một lần học ở trường công lập. Cô Hồng kể, như đang lật từng trang học bạ của học trò mình. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc bố mẹ đi làm ăn xa nên cứ để con ở nhà, không theo học các lớp mẫu giáo. Khi các em tầm 7-8 tuổi, họ lại đem đến lớp tình thương “trăm sự” nhờ cô Hồng. Cái chữ đối với nhiều em chỉ là phục vụ cho việc mưu sinh. Cũng có trường hợp các em sau khi rời lớp học tình thương đã vào học cấp hai, cấp ba, đỗ đại học, nhưng con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tiếp thu chậm, lại mau quên, đến lớp "bữa đực, bữa cái" nên nhiều em học hai, ba năm vẫn không nhớ được mặt chữ. Thấy trò vắng học, cô lại đến từng nhà vận động, đôi khi cô lại mua bánh kẹo hay cho các em ăn sáng để “dụ” trò đến lớp. Cô bé Nguyễn Thị Minh, 10 tuổi, người gầy gò như học trò lớp 2, kể: “Nhà nghèo, em phải đi bán vé số để phụ giúp bố mẹ. Đi bán hay mất tiền vì tính nhẩm không ra nên em phải đi học để biết chữ”. Tôi hỏi các em, có muốn vào các lớp học hòa nhập như bạn bè cùng trang lứa, bọn trẻ lắc đầu. Chúng kêu học không vô, con chữ cứ rụng dần trên đường mưu sinh, thế nên, chỉ muốn biết chữ để đến khi đủ tuổi đi học nghề đã là tốt lắm rồi.
Bỗng dưng tôi lại nhớ câu chuyện của Thúy Ngân, cô học trò của lớp học này những năm về trước. Em đi may áo gió ở TP. Hồ Chí Minh nhưng lại phải trở về để học chữ. Ngân gặp nhiều khó khăn và mất cơ hội làm việc ở xí nghiệp khi không đọc được các thỏa ước trong hợp đồng. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người khi không biết chữ nên em quyết tăng tốc, học ngày học đêm trước khi nam tiến. Ở khu tái định cư này, lắm cô gái tầm 14 – 15 tuổi chăm chỉ luyện tập ở lớp cô Hồng, chỉ mong viết được tên mình, đọc được các bảng hiệu ở đường phố. Thế nên, có năm lớp học tình thương này lên đến trên 40 em.
Sinh năm 1965, cô Hồng giờ đã lên chức bà nội, bà ngoại. Tôi hỏi, sao chị không “nghỉ hưu” khi đã có hơn 20 năm gắn bó với trẻ em nghèo. Lương tiền chẳng có gì ngoài 1 triệu đồng hỗ trợ theo tiết học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP. Huế. Cô cười, năm 2000, từ sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng Plan, các lớp học tình thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thành lập. Cũng bao lần muốn nghỉ ngơi lắm, nhưng bọn trẻ và cả phụ huynh “rồng rắn” kéo đến nhà mong mình quay lại với lớp học. Âu cũng là duyên với nghề, ngày nào thiếu vắng bọn trẻ lại thấy thương, thấy nhớ. Hơn nữa, nếu các em không đến lớp sẽ dễ sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện game…
Lớp học của cô Hồng không chỉ truyền đạt con chữ, bọn trẻ cứ bi bô kể bao chuyện buồn vui đang diễn ra xung quanh mình. Đơn độc khi bố mẹ mải mê làm ăn, cạm bẫy khi phải lao động sớm… Lắng nghe để cùng đồng cảm, sẻ chia và giúp các em trưởng thành hơn là cách mà cô giáo ở lớp học tình thương này thường làm. Thế nên, tôi biết, mỗi khi vẫn còn bọn trẻ đến lớp, cô giáo sẽ khó được “nghỉ hưu”…
Bài, ảnh: Huế Thu