1.
Cách nay hơn 1 tháng,Đitìmcănnhàcuốicùngcủacuộcđờsàn đá công nghệ spc ông già tôi điện thoại cho biết, nếu không quá bận bịu thì để tâm tới việc đi ngắm nghía, mua dùm miếng đất để chuẩn bị cho ngày cả ông cả bà được trăm tuổi. Bao nhiêu tiền, ông cũng muốn mua trước, miễn sao phù hợp với việc thăm nom sau này của con cháu. Và ý nguyện của ông, là muốn mua cả phần cho bà. Ông muốn được ở kế bên bà, khi đã về thế giới bên kia.
Trong khi ông rất sốt sắng, thì bà lại khá thờ ơ. Bà nói, chẳng cần suy nghĩ gì nhiều, khi đã không còn tồn tại nữa rồi, thì ở đâu mà không được. Tuy nhiên, ông cố thuyết phục rằng, mua đất vĩnh hằng cho ông bà ở gần nhau, ngoài chuyện là niềm mong mỏi cá nhân, thì điều cần tính tới, chính là việc thuận tiện đi lại cho con cháu vào ngày giỗ, ngày lễ, ngày Tết. Chứ nếu xa xôi quá, thì các con cháu tới lui đi lại khó khăn, nhiều sự mệt mỏi, phiền toái sau này.
Nghe ông nói có lý, mấy anh em chúng tôi cũng phải để tâm. Cha mẹ già, đã ngoài 80 tuổi rồi, theo lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Như chuối chín cây”. Cơn gió lành thổi qua thì khỏe mạnh, cơn gió độc thổi tới thì bệnh tật. Không ai có thể nói trước được điều gì. Nếu ông bà đã mong mỏi vậy rồi, thì nên thực hiện cho cha mẹ an lòng.
Vậy là tôi bắt đầu bằng các cuộc điện thoại cho nhóm bạn thân thiết, những người có thể biết và cũng hiểu rõ việc này. Người thì giới thiệu chỗ “dịch vụ”, tất nhiên, đã là dịch vụ thì trả phí môi giới. Đất ở nơi ấy phải cao ráo, không ngập nước, không khó kiếm tìm.
Nếu là mặt tiền thì giá cả tính cao hơn, cũng thêm chừng 30%, chẳng khác lắm các căn góc khi mua bán đất dự án. Nếu ở vào hẻm, giá tiền cũng phụ thuộc mấy “xuyệc”, hệt như hẻm Sài Gòn.
Chúng tôi đang tính đưa ra nhiều lựa chọn, để ông bà có thể tùy ý quyết định và yên tâm sống những ngày còn lại của cuộc đời.
2.
Vào 5 năm trước, 1 người quen của gia đình tôi mượn chiếc xe hơi để chạy đi Bình Dương mua đất vĩnh hằng. Bà vốn là nhà giáo, cũng đã bước sang tuổi ngoài 80, nên bắt đầu tính cho việc mua đất xây căn nhà cuối cùng cho mình.
Khi nghe bà kể đi mua đất hoa viên, ban đầu chúng tôi cười quá trời, bà ơi, sao bà lo xa quá vậy. Nhưng khi nghe bà nói chuyện việc gia đình, thì hiểu rằng, đúng là sống trên đời này, thêm tuổi là thêm kinh nghiệm sống.
Bậc “trưởng lão” cho biết, bà sinh được 3 anh con trai. Ngày còn trẻ, bà cũng giống bao người mẹ khác, muốn cho con cái được vương trưởng, giỏi giang nên ra sức đầu tưviệc học hành cho các con. Nhưng người tính đâu bằng trời tính.
Mặc cho những buổi tối cặm cụi dạy dỗ con học hành của mẹ, 3 cậu con trai lơ là không chịu học bài. Tới khi đến tuổi trưởng thành, cả 3 người này đều chẳng có nghề ngỗng gì cụ thể.
Người đi làm bảo vệ, người chỉ sống nhờ vào tiền cho thuê nhà của cha mẹ già. Mọi chi tiêu trong gia đình, ngay cả khi các con của bà giáo đã cưới vợ, sinh con, cũng gần như phụ thuộc vào bàn tay thu vén đảm đang của mẹ.
Bà giáo mở lớp dạy thêm tại nhà, đi làm quản lý thuê cho 1 cơ sở giáo dục, lương tháng cũng rất khá. Và tới khi tóc bà đã bạc phơ, thì mọi công việc chăm sóc cho ông chồng bị tai biến nhiều năm, hay các sự khác, cũng vẫn phải tự lo.
Cuối cùng, bà giáo cũng đi kiếm miếng đất hoa viên xong xuôi cho cả ông chồng, mỗi miếng được mua giá 50 triệu đồng.
Bà nói, thôi cũng là số phận. Con cái do mình sinh ra, nhưng giờ cũng đâu thể nghĩ được thay tụi nó. Thân già cứ chủ động lo trước. Khi còn sống thế này, con cái còn chẳng thấy để tâm gì, thì tới khi đã nhắm mắt xuôi tay rồi, làm sao mà biết được tụi nó chăm sóc mộ phần tới đâu!
Người xưa có câu “miếng đất cắm dùi”. Sống đã đủ thứ lo trả góp, vay ngân hàngcho chỗ ở, giờ khi gần đất xa trời cũng phải lo cho miếng đất dối già. Đời người đôi khi vui ít, buồn nhiều, nên thôi, nhẹ nhàng mà buông bỏ cho bớt gánh nặng tâm can.