【bảng xếp hạng bóng đá hạng 2 nhật bản】Mời ông B.Ô
Ý tưởng điên rồ với mục đích nghiêm túc
Thebảng xếp hạng bóng đá hạng 2 nhật bảno Independent, nhóm 4 thanh niên giấu tên đã lập một trang web, tổ chức chiến dịch vận động bằng những áp phích kêu gọi người dân hãy có một "lựa chọn cấp tiến" và ký vào đơn kiến nghị tập thể, mời cựu Tổng thống Mỹ tham gia cuộc chạy đua trở thành người đứng đầu nước Pháp nhiệm kỳ mới.
Việc ông Ô-ba-ma trở thành người đứng đầu nước Pháp là điều hoàn toàn không thể. Dẫu vậy, hiện thực này cũng chẳng thể ngăn cản được sự lan tỏa của Chiến dịch Obama17. Tính đến thời điểm này, lá đơn kiến nghị đó đã có khoảng 30.000 chữ ký ủng hộ của cử tri Pháp. Cùng với đó thì hình ảnh về những tấm áp phích chân dung ông Ô-ba-ma dựng lên khắp thủ đô Pa-ri cũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Những cử tri Pháp tỏ ra khá thích thú với ý tưởng của Obama17. Một thành viên trong chiến dịch tự gọi mình là Ba-rắc (Barack) chia sẻ: "Phản ứng của mọi người thật tuyệt vời! Đó là những gì họ muốn. Điều thú vị nhất là thoạt tiên mọi người đều nghĩ nó là chuyện hoàn toàn điên rồ, nhưng rồi họ lại tự hỏi: Thật sự thì tại sao không chứ?".
Áp-phích in hình ông Ô-ba-ma được dán khắp Pa-ri.
Những người tạo ra Chiến dịch Obama17 cho biết, ý tưởng của họ xuất phát từ sự bất bình với việc phải lựa chọn một trong các ứng cử viên hiện tại cho vị trí Tổng thống Pháp, và họ hy vọng mọi người có thể được cười thay vì cứ phải nghe đi nghe lại những bê bối bị phanh phui của các ứng cử viên chạy đua trong mùa bầu cử 2017. Theo phát ngôn viên của chiến dịch, mục đích của Obama17 là để thể hiện mong muốn bầu chọn một người nào đó mà họ thực sự ngưỡng mộ và có thể dẫn dắt họ trong tương lai. "Khi đó, chúng tôi nghĩ, cho dù nó trở thành hiện thực hay không, cho dù ông ấy không phải người Pháp, chúng tôi phải làm việc này, để mang tới cho người dân Pháp niềm hy vọng", phát ngôn viên này cho hay.
Những cơn bão xì-căng-đan
Được biết, Obama17 không phải là chiến dịch “không tưởng” đầu tiên mà những cử tri Pháp nghĩ tới việc mời ông Ô-ba-ma tham gia vào chính trường nước này. Năm ngoái, ít nhất hai bản kiến nghị khẩn cầu sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Mỹ đã được đưa ra. Điều này cũng dễ dàng lý giải khi nhiều cử tri Pháp tỏ ra không mấy mặn mà với những ứng viên chạy đua vào Điện Ê-li-dê kỳ này.
Ứng cử viên Phrăng-xoa Phi-ông (François Fillon) của đảng cánh hữu “Những người Cộng hòa” (LR) vẫn đang bị điều tra liên quan đến cáo buộc cho rằng, ông đã sử dụng công quỹ để trả lương cho vợ và các con với những công việc "không có thật". Trong thông báo ngày 24-2 vừa qua, Viện Công tố Tài chính Quốc gia (PNF) của Pháp đã chỉ định ba thẩm phán độc lập tiến hành cuộc điều tra tư pháp đối với ông. PNF nêu rõ, cuộc điều tra tư pháp được tiến hành với các tội "biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, đồng lõa và che giấu tội, kinh doanh ảnh hưởng và vi phạm nghĩa vụ với Cơ quan tối cao về minh bạch trong đời sống công cộng". Ba thẩm phán độc lập sau khi điều tra sẽ quyết định xem có khởi tố ông Phi-ông hay không. Giữa các cơn bão chính trị và truyền thông, cuộc chạy đua vào Điện Ê-li-dê của ứng cử viên sáng giá trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi tỷ lệ ủng hộ dành cho ông vẫn cứ “tụt dốc không phanh”.
Trong khi đó, Ê-ma-nuy-en Ma-crông (Emmanuel Macron), ứng viên được xem là “ẩn số” có thể gây đột biến trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017, bắt đầu bị công kích đữ dội. Tranh cãi mới nhất liên quan đến Mác-crông là phát biểu được cho là gây sốc với nhiều người Pháp khi ứng cử viên trẻ tuổi này tuyên bố trong chuyến đi đến An-giê-ri cuối tuần trước là “nước Pháp thực dân đã phạm vào tội ác chống lại loài người trong giai đoạn đô hộ An-giê-ri”. Ngay lập tức các đối thủ của Ma-crông, đặc biệt là bên cánh hữu và cực hữu, đã tấn công dữ dội ứng cử viên này. Phát biểu gây tranh cãi này đang tạo ra các tác động tiêu cực đến uy tín của Ê-ma-nuy-en Ma-crông, người vốn luôn hành động rất kín kẽ và thận trọng kể từ đầu chiến dịch tranh cử.
Cuối cùng là ứng cử viên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) Ma-rin Lơ Pen (Marine Le Pen), người có những phát biểu gây sốc không kém gì Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump). Mặc dù dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, bản thân ứng cử viên này cũng đang dính phải cơn bão xì-căng-đan khi bà Ca-thơ-rin Gri-dê (Catherine Griset), Trưởng trợ lý lâu năm của bà Lơ Pen, bị buộc tội lạm dụng tín nhiệm trong vụ điều tra các cáo buộc liên quan đến việc bà Lơ Pen chiếm dụng khoảng 340.000USD từ Nghị viện châu Âu (EP) để trả lương cho các trợ lý.
Được biết, tối 25-2, ứng cử viên này đã từ chối đến gặp cảnh sát điều tra sau khi có giấy triệu tập. Bà khẳng định, sẽ không đến bất kỳ cơ quan điều tra nào trong giai đoạn vận động tranh cử và trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 11 và 18-6 sắp tới. Luật sư của bà Lơ Pen, ông Rô-đôn-phơ Bốt-xluy (Rodolphe Bosselut) cũng viện dẫn quy định "ngừng tiến hành điều tra tư pháp" vào thời điểm còn hai tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Ngoài ra, bà Lơ Pen cũng được hưởng "quyền miễn trừ" đối với các nghị sĩ của EP. Tuy nhiên, Thủ tướng Pháp Béc-na Ca-dơ-nơ-vơ (Bernard Cazeneuve) đã cho rằng, bà Ma-rin Lơ Pen không có quyền "đứng cao hơn luật pháp". Theo ông, không chính trị gia nào có quyền từ chối đáp ứng yêu cầu của cơ quan tư pháp. Việc làm này thể hiện trách nhiệm và sự tôn trọng các thể chế nhà nước.
Những cơn bão xì-căng-đan của các ứng viên Tổng thống Pháp cứ dồn dập nối tiếp nhau đã khiến cử tri nước này ngày càng thêm thất vọng và cuối cùng phải đặt dấu chấm hỏi: Liệu họ nên trao gửi niềm tin vào tay ai?
相关推荐
- Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- Quy hoạch cấp nước 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam
- Cảnh báo khẩn mã độc tấn công ngân hàng và hạ tầng quan trọng quốc gia
- Hụt hơi... cổ phần hóa
- Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- Góp ý Văn kiện Đại hội XIII: Cải cách hành chính chưa gắn với cải cách bộ máy
- Dấu ấn đậm nét của ngoại giao nghị viện Việt Nam
- Người đẹp Đoàn Thị Thu Hằng đăng quang Hoa hậu Quý bà Hoà bình Việt Nam