【az vs】Xử lý nợ xấu bằng tiền ngân sách: Tiền ở đâu?

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:48:14

tien do

Để xử lý nợ xấu,ửlýnợxấubằngtiềnngânsáchTiềnởđâaz vs nhiều nước vẫn sử dụng nguồn tiền vay mượn, có thể từ các tổ chức quốc tế hoặc từ thị trường.

>> Xử lý nợ xấu bằng ngân sách: Đã đến lúc nói thẳng

Vấn đề này đã hơn một lần được đề cập trước đây, tuy nhiên đã tạo ra rất nhiều ý kiến khác nhau. TBTCVN xin giới thiệu ý kiến của chuyên gia tài chính ngân hàng Phạm Nam Kim về chủ đề này.

* PV: Ông đánh giá thế nào về kế hoạch dùng ngân sách xử lý một phần nợ xấu được nêu ra gần đây?

- Ông Phạm Nam Kim: Theo như bản dự thảo thì đây chỉ là một kế hoạch dự kiến. Để kế hoạch có tính khả thi thì điều quan trọng nhất và câu hỏi đầu tiên là nguồn chi phí bao nhiêu chưa được đề cập, do đó chúng ta cũng chưa thể bàn luận nhiều. Tuy vậy, ý nghĩa quan trọng của việc đưa ra kế hoạch này là việc khẳng định phải dùng tiền tươi thóc thật để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng, sau đó là gợi ý đến phương án dùng tiền ngân sách. Tất nhiên, tên gọi của kế hoạch cũng cho biết là chỉ xử lý một phần nào đó nợ xấu thôi vì xét điều kiện ngân sách hiện tại.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, nếu đặt vấn đề dùng tiền của ngân sách, cũng là tiền của người dân để “cứu” các ngân hàng vì họ có những lầm lỗi khi quản lý ngân hàng thì cũng có cái gì đó nghịch lý. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã khẳng định thực hiện cơ chế thị trường, và theo đó thì thị trường phải tự giải quyết vấn đề của nó. Chính phủ không can thiệp, nếu có can thiệp thì phải vì lợi ích số đông và có tính nhất thời để rồi lại trả quyền tự quyết cho thị trường.

* PV: Hiện nay, số nợ xấu ước tính tới hơn ba trăm ngàn tỷ đồng, hơn một phần ba tổng thu ngân sách cả nước trong một năm. Có ý kiến cho rằng nếu dùng ngân sách để xử lý nợ xấu thì sẽ như muối bỏ bể trong điều kiện chúng ta có rất nhiều việc phải chi hiện nay. Ý kiến ông thế nào?

- Ông Phạm Nam Kim:Đúng vậy, nếu lấy số nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cộng với nợ xấu trên bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thì sẽ có con số nợ xấu khoảng 350.000 tỷ VND. Dự toán thu ngân sách năm 2016 khoảng hơn 1.000.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu chi rất lớn, chúng ta vẫn phải đi vay nợ để chi tiêu cùng với việc trả nợ hàng năm. Do đó, rất khó để cân đối nguồn dành cho nợ xấu, mà nếu có cũng chưa thấm tháp gì.

Đề án cũng có đề cập đến việc sử dụng bảo hiểm tiền gửi để tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào báo cáo tài chính Bảo hiểm Tiền gửi (DIV) 2014 thì quỹ dự phòng chỉ có khoảng 15.000 tỷ đồng, làm sao giải quyết được số nợ xấu. Hơn nữa, nếu “áp dụng biện pháp phá sản đối với các tổ chức tín dụng yếu kém” như đề án đề cập thì quỹ bảo hiểm sẽ phải dùng để tái cơ cấu ngân hàng phá sản.

Theo tôi, ý tưởng của đề án là phải giải quyết dứt điểm nợ xấu bằng tiền tươi thóc thật là rất tốt và là điều kiện tiên quyết để tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, các phương án đưa ra cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo khả thi.

* PV: Vậy việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới nên bắt đầu từ hướng đi nào để khả thi, và giảm thiểu được ảnh hưởng đến ngân sách? Kinh nghiệm quốc tế trong những trường hợp này ra sao, thưa ông?

- Ông Phạm Nam Kim:Theo kinh nghiệm quốc tế, để cứu vớt ngân hàng, những phương án đề ra thường rất phức tạp nhưng chung quy cũng chỉ muốn tránh cho người dân phải gánh hậu quả tài chính. Đôi khi Nhà nước phải trực tiếp tài trợ thì cũng chỉ có tính nhất thời và ngân hàng được cứu trợ phải sớm trả lại vốn. Vấn đề ở đây là nguồn tiền ở đâu? Nhiều nước vẫn sử dụng nguồn tiền vay mượn, có thể từ các tổ chức quốc tế hoặc từ thị trường vốn. Căn bản là nhà quản lý phải coi chương trình cứu trợ như là một cuộc đầu tư, bỏ vốn ra và sẽ rút vốn về với lợi nhuận nhưng cũng có thể là thua lỗ.

Như tôi đã nói trong một bài phỏng vấn trước đây về xử lý nợ xấu, chúng ta nên thực hiện việc mua nợ xấu theo giá thị trường như đã đề ra, và phải trả bằng tiền thật. Để có tiền cho chương trình này, có thể VAMC sẽ đứng ra vay, với sự bảo lãnh của Chính phủ, từ các tổ chức quốc tế hoặc trên thị trường tài chính. Khi nợ xấu được bán, VAMC lấy tiền đó trả nợ, mức chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị nợ sổ sách có thể được hỗ trợ bằng một khoản vay dài hạn cho ngân hàng. Trong vùng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thể là nơi chúng ta tìm kiếm được sự hỗ trợ.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm từ bài học của ngân hàng Ý Monte đei Paschi (MPS), ngân hàng lâu đời nhất thế giới đang ngụp lặn trong khối nợ xấu khủng là 4,8 tỷ Euro. Theo phương án mới được đề ra hồi tháng 7 năm nay để xử lý nợ xấu của ngân hàng này với sự giúp đỡ của nhà tư vấn JP Morgan Chase, nợ xấu được bán ra thị trường dưới dạng chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản với giá bằng 335 mệnh giá nợ xấu, và thị trường đã hưởng ứng tốt. Chính phủ Ý cũng phải đứng đằng sau những tổ chức khác để tài trợ thêm cho ngân hàng MPS.

Tuy nhiên, phương án như nói trên sẽ ảnh hưởng tới nợ công, vì vậy việc đầu tiên phải làm là xem xét kỹ về ảnh hưởng tới nợ của Việt Nam, đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường cũng như ảnh hưởng đến mức lãi suất.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nam Phong (thực hiện)

顶: 271踩: 3