【soi kèo u19 châu âu hôm nay】Tái cấu trúc Công ty chứng khoán: Bước tiến dài về chất
TheáicấutrúcCôngtychứngkhoánBướctiếndàivềchấsoi kèo u19 châu âu hôm nayo đó, số lượng CTCK đã giảm hơn 20%, nhưng chất lượng hoạt động lại ổn định và có chiều hướng tăng trưởng” - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Phạm Hồng Sơn cho biết khi trả lời phỏng vấn PV TBTCVN về công tác tái cấu trúc hệ thống CTCK.
PV: Thưa ông, sau 3 năm tiến hành, công tác tái cấu trúc hệ thống CTCK đã ghi nhận sự thay đổi khá rõ nét trên thị trường. Ông có thể cho biết những điểm khái quát về kết quả này?
- Ông Phạm Hồng Sơn:Đến thời điểm này, có thể nhận định rằng, về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu của công tác tái cơ cấu CTCK mà không gây sự xáo trộn trên thị trường.
Đầu tiên là về khung pháp lý, những cơ chế, chính sách cho hoạt động của công ty chứng khoán đến thời điểm này chúng ta đã hoàn thành như: quy định về tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán, quy chế Quản lý rủi ro, an toàn tài chính, cảnh báo xa CAMEL, các tiêu chí về hành nghề chứng khoán,... Tất cả những quy định pháp lý này đều được áp dụng theo thông lệ tốt của quốc tế.
Thực tế đến nay, chúng ta đã xử lý được 24 công ty chứng khoán với các hình thức như đình chỉ hoạt động, giải thể, hợp nhất, thu hồi Giấy phép trong tổng số 105 CTCK được cấp phép thành lập.
UBCK luôn khuyến khích các CTCK tiến hành sáp nhập, hợp nhất và tới nay đã có 8 công ty thực hiện hợp nhất theo đúng quy định của pháp luật; việc hợp nhất đã tạo ra một diện mạo mới cho các công ty mới thành lập.
Toàn thị trường đang có khoảng 1,3 triệu tài khoản nhà đầu tư, nhưng việc cung cấp dịch vụ của các CTCK thời gian qua tương đối ổn định, không xảy ra những sự cố ảnh hưởng tới tài sản của nhà đầu tư cũng như toàn hệ thống. Qua đó có thể cho thấy, việc tuân thủ các quy định về thanh toán và quản trị rủi ro của các CTCK cũng đã tốt lên.
Cùng với đó, qua công tác tái cấu trúc, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của các CTCK cũng đã có bước tiến rõ nét. Điều này bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng, giảm rủi ro cho cả CTCK lẫn nhà đầu tư tham gia.
Ngoài ra, nói đến tái cấu trúc CTCK thì không thể không nói tới vấn đề thanh kiểm tra. Trong suốt 3 năm triển khai tái cấu trúc CTCK, UBCKNN đã tiến hành thanh, kiểm tra rất nhiều và đảm bảo sự liên tục, thường xuyên. Những công ty vi phạm đều được xử lý và công bố công khai.
Tóm lại, mục tiêu, kế hoạch đề ra chúng tôi đã đảm bảo được, nhưng trong thời gian tới, việc triển khai tái cấu trúc sẽ còn phải quyết liệt hơn nữa nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các công ty chứng khoán.
|
PV: Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống các CTCK, nhất là việc hợp nhất, sáp nhập, UBCKNN có phải dùng nguồn vốn nhà nước để xử lý trường hợp nào không, thưa ông?
- Ông Phạm Hồng Sơn:Tôi khẳng định là không sử dụng nguồn vốn nhà nước để xử lý tái cấu trúc. Mục tiêu đề án cũng đã có nội dung là không sử dụng nguồn vốn nhà nước để thực hiện tái cấu trúc các CTCK, mà họ phải tự tái cấu trúc. Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng khuôn khổ pháp lý để các công ty thực hiện.
Theo đó, các CTCK phải tự mình tái cấu trúc, cơ quan quản lý sẽ dựa trên cơ sở là các quy định của pháp luật để xử lý các công ty nếu không đảm bảo quy định về an toàn tài chính. Quy trình xử lý cũng đề ra nhiều mức độ khác nhau: Từ cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và nếu công ty không khắc phục được sẽ bị đình chỉ hoạt động. Và ở một cấp độ cao hơn, nếu đình chỉ mà vẫn không khắc phục được thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
PV: Thưa ông, cũng qua quá trình tái cấu trúc, không ít CTCK đã bị đình chỉ hoặc giải thể. UBCKNN đã có cách xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi và tài sản của nhà đầu tư tại các công ty này?
- Ông Phạm Hồng Sơn:Như đã nói ở trên, đến thời điểm hiện tại, các quy định, quy trình về mặt pháp lý về cơ bản đã hoàn thiện. Do đó, việc xử lý tái cấu trúc tại các CTCK đều bắt buộc tuân thủ theo đúng quy trình, với từng cấp độ khác nhau. Chẳng hạn, một CTCK bị bắt buộc đình chỉ hoạt động, thì trước đó đã có các biện pháp khác nhằm kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đưa ra các yêu cầu về xử lý tồn tại, xử lý tài khoản khách hàng,...
Có thể nói rằng, đến thời điểm này, quá trình tái cấu trúc không làm ảnh hướng tới quyền lợi của cá nhân nhà đầu tư, cũng như làm xáo trộn hệ thống nói chung.
PV: Để đón thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào năm 2016, hiện các CTCK đã chuẩn bị như thế nào, thưa ông?
- Ông Phạm Hồng Sơn:Hiện tại, điều kiện, tiêu chuẩn về vốn điều lệ, quản trị rủi ro, an toàn tài chính... của các CTCK đã được quy định cụ thể trong Nghị định 42/2015/NĐ-CP về phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, còn hệ thống công nghệ thì đang xây dựng. Hiện nay, Sở GDCK Hà Nội đang rất tích cực xây dựng để phối hợp và kết nối với các CTCK.
Hơn nữa, không chỉ riêng chứng khoán phái sinh, thị trường chứng khoán sẽ có thêm các sản phẩm mới khác, do đó, đòi hỏi các CTCK cũng phải tự nâng cao chất lượng về cả tài chính, hệ thống hạ tầng công nghệ, lẫn nhân lực để có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động của thị trường.
Bởi vậy, nhìn xa hơn, thị trường ngày càng phát triển bắt buộc các CTCK cũng phải thay đổi để đáp ứng quy định.
PV: Xin cảm ơn ông!
Chỉ tiêu | CTCK bị lỗ trong kỳ | CTCK có lãi trong kỳ | Tổng lợi nhuận sau thuế | ||
Số lượng (Công ty) | Tổng giá trị lỗ trong kỳ (tỷ đồng) | Số lượng (Công ty) | Tổng giá trị lãi trong kỳ (tỷ đồng) | ||
Năm 2011 | 41 | 3.211 | 40 | 1.319 | 1.892 |
Năm 2012 | 29 | 543,36 | 52 | 1.892 | 1.348,4 |
Năm 2013 | 25 | 431,8 | 54 | 2.503 | 2.071,2 |
Năm 2014 | 26 | 559 | 55 | 2.523 | 1.964 |
9 tháng năm 2015 | 30 | 297 | 51 | 2.409 | 2.112 |
Duy Thái