Cải tiến biểu giá bán lẻ điện: Sao cho hợp lý?ếtđộcquyềnkhivậnhànhthịtrườngbánlẻđiệncạkèo 0 0.5 | |
Vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Phải minh bạch giá điện | |
Người dân sẽ được tự thỏa thuận giá điện? |
Bộ Công Thương đã và đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Giá điện xác định theo thị trường
Thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được nhiều câu hỏi, đề nghị của các vị đại biểu Quốc hội liên quan đến sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, lộ trình điều chỉnh giá điện cũng như việc vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh...
Cụ thể, có ý kiến đánh giá việc triển khai thị trường điện ở Việt Nam còn chậm và Bộ Công Thương đã và đang triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như thế nào cũng như tác động của cạnh tranh đến thị trường điện ra sao?
Về nội dung này, theo Bộ Công Thương, ngày 7/8/2020, Bộ đã ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT phê duyệt thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Theo đó, trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, các khách hàng sử dụng điện sẽ được lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện; đồng thời thoả thuận, thống nhất với đơn vị bán lẻ điện về mức giá bán điện.
Việc đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành sẽ làm thay đổi về bản chất các giao dịch mua bán điện hiện nay, chuyển đổi từ cơ chế nhà nước điều tiết giá điện, sang cơ chế giá điện xác định theo thị trường và theo thoả thuận song phương giữa bên bán điện và khách hàng sử dụng điện.
Kế hoạch thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2022 đã được Bộ Công Thương xây dựng và triển khai thực hiện theo lộ trình, từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia thị trường bán lẻ theo quy mô tiêu thụ điện và theo cấp điện áp từ cao xuống thấp.
Trong đó, bước đầu tiên sẽ thí điểm cơ chế cho phép các khách hàng sử dụng điện lớn ký hợp đồng song phương trực tiếp với các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…), tiến tới mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn (cấp điện áp 110 kV) được trực tiếp mua điện trên thị trường giao ngay và bước cuối cùng sẽ là các khách hàng bán lẻ điện quy mô nhỏ hơn được thay đổi đơn vị bán lẻ điện.
"Để chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã và đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý quy định phù hợp cho vận hành thị trường bán lẻ điện", đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết.
EVN hết độc quyền?
Ở góc độ, phát triển thị trường điện có xóa bỏ được vai trò độc quyền của EVN hay không, Bộ Công Thương nêu rõ, theo từng cấp độ phát triển của thị trường điện, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu ngành điện đáp ứng yêu cầu vận hành thị trường điện.
Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tái cơ cấu là phải đảm bảo tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, xóa bỏ độc quyền trong hoạt đông phát điện, mua/bán buôn điện, bán lẻ điện. Các họat động mang tính độc quyền tự nhiên (truyền tải điện, phân phối điện) sẽ được tách bạch và chịu sự điều tiết của Nhà nước.
Theo quá trình đó, vai trò độc quyền của EVN trong các khâu đã và đang từng bước được xóa bỏ.
Cụ thể, khâu phát điện: Hiện nay 2 Tổng công ty phát điện thuộc các các tập đoàn kinh tế nhà nước là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã được cổ phần hoá. 1/3 Tổng công ty phát điện thuộc EVN đã được cổ phần hoá.
Các công ty sau khi cổ phần hoá đã có sự tham gia của cũng như rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. 2 Tổng công ty phát điện còn lại thuộc EVN cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cổ phần hóa.
Ở khâu mua buôn điện: EVN không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, đã có thêm 5 Tổng công ty Điện lực (Tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội, TP HCM) trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.
Ở khâu bán lẻ điện: Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020. Theo đó, sẽ cấu trúc lại khâu phân phối bán lẻ điện để tạo môi trường cạnh tranh, cho phép khách hàng sử dụng điện được lựa chọn đơn vị cung cấp.
Để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào ngành điện và nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả của các đơn vị điện lực, Bộ Công Thương cho rằng đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ mạnh mẽ về thể chế và các cơ chế đi kèm về tổ chức, tài chính, cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước.