【kết quả hôm qua bóng đá】Bình Phước tạo đột phá với nền tảng thu thập dữ liệu nông nghiệp

TheìnhPhướctạođộtphávớinềntảngthuthậpdữliệunôngnghiệkết quả hôm qua bóng đáo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, chỉ trong hai năm, ngành nông nghiệp tỉnh này đã hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp... Tỉnh đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, phân bón, vận hành hệ thống VAHIS báo cáo trực tuyến cấp tỉnh về tình hình dịch bệnh; lập bản đồ dịch tễ (Quantum Gis)...

image 2xxxx.png
Nền tảng thu thập dữ liệu nông sản tạo ra đột phá với ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước.

Đến nay, Bình Phước đã cấp 19 mã số cơ sở vùng trồng phục vụ xuất khẩu với diện tích 1.997,8ha, sản lượng khoảng 223.539 tấn/năm; có 84 hợp tác xã nông, lâm nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị và cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. 22 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, trong đó có 18 hợp tác xã nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, RA, Organic...

Ông Nguyễn Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông Thành Phát, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, cho biết: Hưởng ứng chương trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp của tỉnh, Hợp tác xã Nông Thành Phát tập trung đẩy mạnh hoàn thiện các yêu cầu về công nhận mã vùng trồng cho cây sầu riêng, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, giấy chứng nhận OCOP...

Hợp tác xã Phước Thiện (xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp) là một trong những điển hình thành công của chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Phước.

Dữ liệu của hơn 800ha trồng mít ruột đỏ và vú sữa Hoàng Kim được thu thập phục vụ cho việc chăm sóc, truy xuất nguồn gốc, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết nối các kênh thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Nền tảng dữ liệu nông nghiệp tập trung đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo uy tín, thương hiệu, tăng khả năng gia nhập thị trường trong nước và quốc tế, hướng tới phát triển bền vững của các sản phẩm nông sản Bình Phước. Tại hội chợ sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 của tỉnh, các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP được sự đón nhận của người dân cũng như lượng hàng tiêu thụ đạt tỷ lệ cao.

Theo ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước, ngành nông nghiệp Bình Phước đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động điều hành, quản lý chuyên ngành, quy hoạch ngành; nâng cao năng lực quản lý vùng an toàn dịch bệnh, hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, nông dân, hợp tác xã... Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh Bình Phước phối hợp tập huấn chuyên đề về thương mại điện tử và quy trình, cách thức đưa nông sản lên các sàn giao dịch.

Còn theo ông Nguyễn Văn Giang, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức các chương trình tập huấn cho hội viên, hợp tác xã, nhất là đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart. Nhờ đó, nhiều nông dân, chủ cơ sở đã thuần thục các kỹ năng: Tạo gian hàng, đưa sản phẩn lên sàn, theo dõi đơn hàng trên sàn Postmart, cách chụp ảnh, quay clip, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm; cách tạo mã QR, lập nhật ký số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt...

Bình Phước đang hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh vào năm 2025 sẽ đạt tỷ lệ 20% trang trại, cơ sở sản xuất được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa phải có 100% sản phẩm nông nghiệp đạt OCOP được số hóa; thực hiện thí điểm chuyển đổi số toàn diện mô hình sản xuất cho một số HTX, đẩy mạnh đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử...

Hồng Nhung và nhóm PV, BTV
Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
下一篇:Nghe sách Đắc Nhân Tâm