游客发表

【kết quả bóng đá nữ hôm nay】"Luật thực hành tiết kiệm chỉ giải quyết được cái ngọn"

发帖时间:2025-01-10 10:26:35

Luật mới chỉ chế tài đối với dân

Ai cũng biết lãng phí ngốn đi một lượng tài sản lớn của nhà  nước,ậtthựchànhtiếtkiệmchỉgiảiquyếtđượccáingọkết quả bóng đá nữ hôm nay của xã hội. Nhưng chỉ dùng luật thì chưa đủ. Điều quan trọng là chúng ta phải tạo ra một tập quán xã hội. Người Việt Nam mình vốn là một dân tộc có tập tính tiết kiệm. Đương nhiên, đó có thể là thời kỳ mà chúng ta chưa giàu có nhưng tập tính đó đã ăn sâu vào con người, và bây giờ cần phải tìm hiểu xem tại sao lại đánh mất tập tính đó. Ở đây, bên cạnh luật pháp để chế tài đối với những hành vi lãng phí vi phạm Luật thì cần xây dựng chế tài đặc biệt đối với những lãng phí công.

Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Kỳ Anh

Tôi thấy thực tế có nhiều hiện tượng rất khó giải thích. Chẳng hạn ngành giao thông, chỉ cần họ quan tâm, kiểm tra lại một số dự án đã dôi ra 15.000 tỷ đồng rồi. Hay khi chủ trương tiết kiệm được đưa ra, các tỉnh, ngành lập tức thấy báo cáo lên tiết kiệm được 2.000 – 3.000 tỷ đồng. Vấn đề là dường như chúng ta chỉ tiết kiệm khi có một chủ chương. Chế tài về phía nhà nước, tôi cho là rất quan trọng. Nhưng có nhiều cái mình có làm đâu. Vấn đề sử dụng xe công chẳng hạn. Mọi người đều nhìn thấy sự lãng phí. Bên cạnh những giải pháp khác như thực hiện chế độ cho các bộ thế nào. Chúng ta thấy các quốc gia họ đều làm và chúng ta hoàn toàn có thể học tập được. Tại sao ở các nước một vị nguyên thủ có thể đi xe đạp, hoặc sử dụng phương tiện công cộng! 

Tôi từng chứng kiến những đoàn công tác ở ta “vác” cả chuyên cơ đi, điều mà ngay cả các nước giàu có họ cũng không làm. Luật Thực hành tiết kiệm, theo tôi, vì thế chỉ giải quyết được cái ngọn bởi chúng ta có chế tài đối với dân chứ chưa chế tài với công quyền, những nơi gây lãng phí nhất. 

Lợi ích chung của xã hội phải lớn hơn lợi ích của công quyền

Thưa ông, phải chăng luật sửa đổi dường như chưa có gì mới để có thể tháo gỡ 5-7 loại lãng phí như báo cáo Chính phủ đã liệt kê? Điều gì sẽ đảm bảo việc thực thi trong thực tế?

- Tôi cho cần đề cao vai trò giám sát của người dân đối với chi tiêu nhà nước. Còn đối với tiết kiệm xã hội thì tăng cường giáo dục, tuyên truyền và phương thức để chúng ta gợi lại những tập tính vốn có.

Nhưng người dân làm sao có thể giám sát với những hành vi đại loại như ra một quyết định không phù hợp với thực tế gây lãng phí?


- Vấn đề là tổ chức thực hiện thế nào thôi. Tôi lấy một ví dụ về việc xử phạt vi phạm giao thông tại một địa bàn nào đó. Vì cho rằng để tránh tiêu cực từ phía người xử phạt cho nên người vi phạm vài ngày sau phải trở lại chỗ cũ để nộp tiền. Tôi chưa nói đến việc điều đó có tránh được tiêu cực từ phía người xử phạt hay lại chính là một cách, một thủ thuật gây sức ép để tiêu cực phát triển mà chỉ nói đến lãng phí xã hội rất lớn về thời gian, về tiền bạc, về công việc khi người vi phạm bị buộc phải quay trở lại. Chuyện đó chúng ta nên nhìn vào thực tế những chi phí đó để đưa ra chính sách cụ thể để tránh lãng phí mà vẫn đảm bảo được các chế tài. Đây là vấn đề tư duy lãnh đạo, cần dũng cảm để thấy được lợi ích chung của xã hội phải lớn hơn lợi ích của công quyền.

Thưa ông, Luật THTK đã có  một thời gian dài được thực thi, nhưng người dân chưa nhìn thấy người đứng đầu có trách nhiệm nào bị xử lý khi để xảy ra lãng phí trong đơn vị, địa phương mình trong khi lãng phí không ít?


- Tôi cho vấn đề là luật không được thực thi, mà không thực thi đầu tiên là phía nhà nước. Trở lại ví dụ ngành giao thông rà soát các dự án đường quốc lộ để dôi ra 15 ngàn tỷ đồng, trong khi lại coi đó là thành tích chứ không phải là một nguyên tắc thường xuyên để thực hiện dự án. Lãng phí hiện nay nhiều nhất là từ việc sử dụng NSNN. Và do sự thiếu gương mẫu nên không giám sát được. Mà người dân chưa có quyền giám sát hoặc giám sát đó là chưa có hiệu lực. Chưa nói đến thất thoát, lãng phí nhà nước là rất lớn dù tất nhiên có nhiều lý do khác nhau. 

Tôi sẽ bấm nút nhưng không tin

Luật lần này đã đặt ra vấn đề giám sát tài chính công, sử dụng tài sản công, theo ông, phải bắt đầu như nào?

- Thì bây giờ  phải xem ngay tại sao nợ công nhiều như thế, có  phải do chính sách sai không, phải tính từ cái gốc chứ đừng chỉ nhìn cái ngọn. Vấn đề tổ  chức thực hiện là rất quan trọng và phải bắt đầu từ nhà nước. Nhắc lại chuyện xưa: Không phải tự nhiên cụ Hồ đi dép cao su đâu. Cụ muốn truyền tải đến người dân thông điệp Nhà nước còn nghèo nên chúng ta phải tiết kiệm. 

Ông sẽ bấm nút thông qua luật TKTK lần này?


- Đương nhiên, mỗi lần sửa đổi luật là để cố gắng tiếp cận dần với thực tiễn hơn, để hoàn thiện hơn khi đã có luật thì mình vẫn sẽ thông qua. Nhưng tôi không tin. Từ luật cũ đến luật mới (sửa đổi) sẽ có nhiều điều tốt hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự giám sát thực thi luật này và sự gương mẫu của cơ quan công quyền.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Lao Động

    热门排行

    友情链接