您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【persikabo 1973】Kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp... sẽ được tính vào GDP từ 2020 正文

【persikabo 1973】Kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp... sẽ được tính vào GDP từ 2020

时间:2025-01-26 01:13:04 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sátThủ tướng mong muốn IMF hỗ trợ Việt Nam t persikabo 1973

kinh te ngam kinh te bat hop phap se duoc tinh vao gdp tu 2020Phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát
kinh te ngam kinh te bat hop phap se duoc tinh vao gdp tu 2020Thủ tướng mong muốn IMF hỗ trợ Việt Nam thống kê về khu vực kinh tế chưa được quan sát
kinh te ngam kinh te bat hop phap se duoc tinh vao gdp tu 2020Sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế ngầm
kinh te ngam kinh te bat hop phap se duoc tinh vao gdp tu 2020
Họp báo về “Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát”. Ảnh: H.Anh.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng Cục thống kê cho biết, mục tiêu của đề án là nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thống kê quốc tế. Đồng thời góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế.

Đề án thống kê khu vụ kinh tế chưa được quan sát xác định gồm 5 nhóm bao gồm các hoạt động: kinh tế ngầm; kinh tế bất hợp pháp; kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, việc triển khai thực hiện Đề án để phục vụ việc biên soạn tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng và các chỉ tiêu kinh tế- xã hội liên quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta.

Về lộ trình thực hiện của Đề án, năm 2019 sẽ hoàn thành nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế, xác định phạm vi quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát trong nền kinh tế Việt Nam.

Đến năm 2020 sẽ bắt đầu đo lường chính thức, hằng năm sẽ cập nhật kết quả biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan…

Về giải pháp thực hiện Đề án, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, có 6 giải pháp được đưa ra để thực hiện Đề án này. Cụ thể, giải pháp thứ nhất là, khảo sát, đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện thực trạng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát theo 5 nhóm hoạt động của ba khu vực kinh tế (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ); loại hình sở hữu (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài); ngành, lĩnh vực; địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tiêu thức khác... Trên cơ sở đó, xây dựng Danh mục các hoạt động kinh tế chưa được quan sát.

Giải pháp thứ 2, xây dựng, ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát, bảo đảm tính toàn diện và khả thi, phù hợp với khả năng thu thập thông tin của ngành Thống kê và các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ tiêu thức phân tổ, kỳ thu thập thông tin, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào để đáp ứng yêu cầu với thực tế.

Ba là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê, góp phần nâng cao hiệu quả đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Sử dụng đồng thời ba hình thức: Điều tra thống kê, báo cáo thống kê và khai thác dữ liệu hành chính trong thu thập thông tin.

Ông Lâm nhấn mạnh, sẽ kịp thời cài đặt nội dung khu vực kinh tế chưa được quan sát vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện có (Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành; hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã); bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Giải pháp thứ tư là, tăng cường phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát giữa các bộ, ngành, địa phương.

Giải pháp thứ 5, theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đăng ký sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước và nghĩa vụ xã hội của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế; quy định về sử dụng lao động, đào tạo nghề, cung cấp tín dụng, mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; quy định về xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và các quy định khác, góp phần đánh giá chính xác và thu hẹp pham vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế về thống kê, cập nhật lý luận, phương pháp nghiệp vụ tiên tiến và kinh nghiệm đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát của các nước, hướng tới thực hiện mục tiêu nâng mức độ biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của Thống kê nước ta theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008, lên đạt mức 4/6 vào năm 2020 và mức 6/6 vào năm 2030 đề ra trong Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.