当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【osaka vs】Doanh nghiệp đua nhau chuyển giá, gian lận thuế

Năm 2011 đánh dấu thành công bước đầu của ngành thuế trong công tác chống chuyển giá. Kết quả,ệpđuanhauchuyểngiágianlậnthuếosaka vs đã thanh tra chống chuyển giá tại 45.939 DN, xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng, truy thu thuế và xử phạt 1.650 tỷ đồng.

Trước tình trạng này, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều nhóm giải pháp ngăn chặn, từ tăng cường quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết, xây dựng các chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá theo từng lĩnh vực đến xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ trợ thanh tra tại các cục thuế.

6 tháng đầu năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra tại 463 DN có dấu hiệu chuyển giá, có giao dịch liên kết và kinh doanh lỗ triền miên, toàn ngành đã truy thu và phạt 253,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 47,7 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 1.035,5 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ngành thuế, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chuyển giá tại Việt Nam là chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN (TNDN). Chính sách ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho các nhà đầu tư nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước theo vùng và ngành đã tạo ra sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các khu vực trong nước và giữa trong nước với các nước và vùng lãnh thổ khác. Việc tạo ra sự chênh lệch thuế suất giữa DN trong và DN ngoài nước; giữa DN được hưởng ưu đãi và DN không được hưởng ưu đãi đã tạo tiền đề để các DN bắt đầu coi trọng việc xác định giá chuyển giao nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thuần "Việt" đều thực hiện chuyển giá, gian lận thuế. Ảnh: N. M
Cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thuần "Việt" đều thực hiện chuyển giá, gian lận thuế. Ảnh: N.M

Hoạt động chuyển giá của các DN còn thực hiện "tinh vi" với các hình thức như: Xác định giá chuyển giao nhằm thôn tính bên liên doanh trong các DN liên doanh, một bên Việt Nam và một bên nước ngoài cùng góp vốn để thành lập pháp nhân mới, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Xác định giá chuyển giao nhằm tránh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đơn cử như trong giai đoạn đầu, các DN đa quốc gia nước ngoài thường phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Chuyển giá là một trong những phương thức tránh phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Xác định giá chuyển giao nhằm thu hồi vốn đầu tư về nước để tránh rủi ro trong một thị trường phát triển không ổn định...

Đáng lo ngại hơn là hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế TNDN không chỉ diễn ra tại các DN FDI, mà còn giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Chẳng hạn như thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên kết được ưu đãi thuế, hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp của cả tập đoàn.

Theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ nhiệm bộ phận tư vấn thuế - Văn phòng Ernst & Young Hà Nội, công tác chống chuyển giá là việc hết sức nhạy cảm, bên cạnh việc “bài trừ” các DN liên kết để trốn thuế thì cũng phải có những biện pháp mềm dẻo để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nên chăng xem xét đến việc giảm thuế TNDN. Theo lộ trình dự kiến từ nay đến năm 2015, thuế suất thuế TNDN có thể sẽ giảm còn 20-22% thay cho mức 25% như hiện hành sẽ góp phần hạn chế hành vi chuyển giá của các DN.

Luật sư Nguyễn Quang Nghiêm - Văn phòng Luật sư Minh Long - Hà Nội, cho rằng chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Chuyển giá có mặt tích cực trong quản trị DN nhằm mang lại lợi nhuận tối đa để tăng khả năng đầu tư mở rộng sản xuất cho DN, tăng tài sản cho một quốc gia. Nhưng chuyển giá cũng là nguy cơ tiềm tàng gây thất thu thuế đối với một quốc gia.

Đối với Việt Nam, việc quản lý giá chuyển giao giữa các bên liên kết chưa được quy định một cách cụ thể trong Luật Quản lý thuế nên tính pháp lý chưa cao. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp chuyển giá còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông tư số 28/2011/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn theo số thuế thất thoát do chuyển giá nên chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá tránh thuế. Trong khi đó, tại nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia... có đầy đủ các chế tài xử phạt với từng hành vi vi phạm cụ thể của DN; từ việc xử lý DN không cung cấp thông tin hoặc cung cấp muộn thông tin, DN không lưu giữ hồ sơ chứng minh với cơ quan thuế.

Theo nhận định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Văn Trường, mục tiêu nhắm tới của ngành thuế là các DN ở lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, dược phẩm, điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông... có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh thua lỗ, có số nợ thuế lớn hoặc nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, DN được hưởng ưu đãi miễn hoặc giảm thuế.

N.N (tổng hợp)

分享到: