Ngày 9/5,ữathángTPHCMtrìnhĐềánpháttriểnhệthốngđườngsắtđôthịkết quả bóng đá philippines Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TPHCM theo kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, để hoàn thành gần 200 km mạng lưới đường sắt đô thị từ nay đến năm 2035 thì cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tưthì mới đạt được mục tiêu đề ra. Về cơ chế huy động vốn bao gồm: vốn ngân sách, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn ODA... đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra, còn có nguồn vốn thu quyền sử dụng đất, vốn từ phát triển đô thị theo định hướng TOD, nguồn kiều hối và huy động vốn từ các nguồn vay. Góp ý cho Đề án, một số, sở ngành đề nghị cần làm rõ phương án huy động nguồn vốn và đề xuất cụ thể các cơ chế đột phá, chính sách đặc thù mới ngoài Nghị quyết 98. Sau khi nghe các ý kiến góp ý, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đề nghị các đơn vị góp ý cho Đề án bằng văn bản, gửi Sở Giao thông - Vận tải chậm nhất ngày 13/5; đơn vị nào không có ý kiến cũng phải có xác nhận bằng văn bản để Sở GTVT cập nhật vào Đề án. Đến ngày 15/5, Sở Giao thông - Vận tải phải hoàn thành Đề án để trình UBND Thành phố để gửi Bộ Giao thông Vận tải. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, việc thực hiện tốt Đề án là cụ thể hóa thực hiện Kết luận số 49 của Bộ Chính trị và là giải pháp để tái cấu trúc đô thị, phát triển mô hình đô thị đa trung tâm, phân bố dân cư phù hợp với “siêu đô thị” như TP.HCM. "Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành 183 km metro, TP.HCM sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có nghị định, nghị quyết với tinh thần áp dụng những cơ chế mới, phân quyền, phân cấp để Thành phố thực hiện”, ông Phan Văn Mãi thông tin. |