当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả bóng dá anh】Cần chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em

VHO- Gần 40 chuyên gia đến từ các tổ chức xã hội và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em đã tham dự và đóng góp ý kiến tại hội thảo tham vấn dự thảo Luật PCBLGĐ (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em tổ chức.

Cần chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em - Anh 1

 Trẻ em bị bạo hành có thể chịu tác động lâu dài Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng,ầnchấmdứtcáchìnhthứctrừngphạtthểchấttinhthầntrẻkết quả bóng dá anh Luật PCBLGĐ năm 2007 chỉ đề cập tới vấn đề bảo vệ nạn nhân của BLGĐ nói chung chứ chưa tập trung cụ thể vào trẻ em. Trong khi đó, BLGĐ đang hiện hữu trong nhiều gia đình mà nạn nhân là trẻ em. Nhà không còn là nơi chỉ có an toàn và yêu thương, mà còn là nơi trẻ em trở thành nạn nhân của chính bố mẹ, người thân của mình.

Vẫn là vấn nạn chung

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững nhấn mạnh, bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em vẫn là vấn nạn chung của toàn xã hội. Việc sửa đổi luật PCBLGĐ lúc này là vô cùng hợp lý. Ban dự thảo Luật cần quan tâm tới tiếng nói của trẻ em, đối tượng bị ảnh hưởng và có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình, chứng kiến bạo lực gia đình, nhưng dễ bị yếu thế và quên lãng, trong đó có cả trẻ em khuyết tật, trẻ em LGBT (đồng tính, chuyển giới)… “Các em cần được quan tâm, tôn trọng, ưu tiên trong dự thảo Luật, vì BLGĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất, tinh thần và sự phát triển của trẻ. Trong khi đó, nếu trẻ em được bảo vệ an toàn và được lên tiếng, chính các em là tác nhân của sự thay đổi và khiến Luật BLGĐ được thực thi hiệu quả”, bà Linh nói.

Để thu thập thêm ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật PCBLGĐ, Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững đã thực hiện khảo sát với gần 5.500 trẻ em và thảo luận sâu với các nhóm trẻ em tại các tỉnh, thành phố. Kết quả cho thấy, dưới góc nhìn của trẻ, “ông bà, bố mẹ hay áp dụng các biện pháp phạt khiến trẻ cảm thấy đau đớn, sợ hãi, tổn thương” được trẻ lựa chọn là nhóm đối tượng có nguy cơ gây ra BLGĐ cao thứ hai (66,9% số trẻ lựa chọn), chỉ sau nhóm “Người nghiện rượu, bia, ma tuý và các chất gây nghiện khác” (76,5% số trẻ lựa chọn). Hay “Trở ngại lớn nhất mà trẻ cho rằng mình có thể gặp phải khi báo tin hoặc tìm kiếm sự trợ giúp là “Em không biết là mọi người có tin những điều mình nói hay không và có giúp mình không?” (59%). Trở ngại lớn thứ hai đối với trẻ là trẻ “Không biết ai, cơ quan nào có thể giúp đỡ những người bị bạo lực để liên hệ” (52%).

Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động giáo dục về BLGĐ

Các em cũng đề xuất các cơ quan nhà nước, gia đình, nhà trường và truyền thông như các cơ quan nên xử phạt nghiêm các hành vi BLGĐ; trang bị cho trẻ em và người lớn về kiến thức, kỹ năng để chủ động trong PCBLGĐ. Đồng thời có biện pháp khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động giáo dục về BLGĐ; quan tâm cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên kiểm tra các hộ gia đình có xu hướng BLGĐ. “Các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần vẫn chưa được xác định là bạo lực trẻ em. Trong khi nhiều nước đã bao gồm vấn đề này trong Luật, thì Việt Nam chưa quy định rõ, chính vì thế việc đưa việc cấm, chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần với trẻ em vào dự thảo Luật PCBLGĐ sẽ là một bước tiến cụ thể của Việt Nam trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện”, bà Hoàng Thị Tây Ninh, đại diện Tổ chức Cứu trợ trẻ em nêu.

Các chuyên gia nhấn mạnh, cần nhìn nhận nguyên nhân sâu xa của BLGĐ và bạo lực giới nói chung là xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới, định kiến giới, định kiến thứ bậc, mất cân bằng quyền lực hoặc rối loạn chức năng trong gia đình; sự thiếu hụt về kỹ năng của cha mẹ, người chăm sóc trẻ để đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề BLGĐ phù hợp, hiệu quả hơn. Do đó, trong các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cần chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề BLGĐ nói chung, BLGĐ đối với trẻ em nói riêng để thay đổi những quan niệm mang tính “chấp nhận”, “cổ vũ” cho BLGĐ và mang tính định kiến giới như: “thương cho roi cho vọt”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”...

Tại hội thảo, Mạng lưới quản trị quyền trẻ em đã đưa ra các khuyến nghị về những nội dung đưa vào Luật như: Thêm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em” là BLGĐ vì có nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn đây là hành vi có thể chấp nhận để giáo dục, dạy bảo con trong gia đình. Dự thảo Luật cần quy định cụ thể và đầy đủ hơn các loại hành vi BLGĐ, bao gồm cả các hành vi trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em; các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong PCBLGĐ… Cần có các quy định đặc thù, thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, đặc điểm cá nhân. Riêng đối với trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý thì cần quan tâm tới việc học tập và bảo vệ bí mật đời tư cho trẻ, bảo đảm trẻ được phục hồi, tái hòa nhập và phát triển toàn diện sau khi bị bạo lực. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần chú trọng nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCBLGĐ, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong PCBLGĐ từ cấp Trung ương tới cấp địa phương.

Ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho biết, Ban soạn thảo dự thảo Luật PCBLGĐ đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức xã hội trong việc thu thập ý kiến, tiếng nói của các bên liên quan để đóng góp vào nội dung dự thảo Luật PCBLGĐ (sửa đổi). Những ý kiến của các chuyên gia được ghi nhận và sẽ tiếp tục chỉnh sửa dự thảo Luật một cách hiệu quả. 

NGUYỆT MINH

分享到: