Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Trí Dũng Bước sang năm 2016,ànhGTVTNămsẽgiảingângầntỷđồngvốnđầutưtỷ lệ kèo mã lai Bộ GTVT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phấn đấu hoàn thành kế hoạch thực hiện và giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao dự kiến gần 81.000 tỷ đồng. “Cán đích” vượt kế hoạch
Theo Bộ GTVT, tổng cộng các nguồn vốn dự kiến giải ngân năm 2015 là 87.136,3 tỷ đồng, bao gồm cả 6.699 tỷ đồng hoàn ứng. Kết quả thực hiện giải ngân đạt 89.907 tỷ đồng, vượt 11,77% kế hoạch năm 2015. Trong đó, các nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và trái phiếu chính phủ (TPCP) giải ngân đạt 51.694 tỷ đồng, vốn ngoài NSNN giải ngân đạt 38.213 tỷ đồng.
Cùng với toàn ngành, ở từng ban quản lý dự án, kết quả trên cũng được thể hiện rõ nét. Ở lĩnh vực đường sắt, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT cho biết, tính đến hết 31/12/2015, giá trị giải ngân các dự án đạt 3.754 tỷ đồng, bằng 161% so với kế hoạch vốn được giao (2.335 tỷ đồng), trong đó: Vốn nước ngoài là 3.352 tỷ đồng; vốn trong nước là 402 tỷ đồng.
Ban Quản lý Dự án 6 – đơn vị đang quản lý dự án tín dụng ngành GTVT giai đoạn 2 để cải tạo mạng lưới đường quốc gia, kết quả cũng khá khả quan. Ông Phạm Tuấn Anh, Tổng giám đốc đơn vị cho biết, năm 2015, kế hoạch giải ngân đơn vị được giao là 3.482 tỷ đồng, thực tế đã giải ngân đạt 3.881 tỷ đồng, bằng 112%. Trong đó giải ngân vốn TPCP là 1.881 tỷ đồng; vốn ODA là 1.291 tỷ đồng; vốn đối ứng TPCP là 677 tỷ đồng; vốn NSNN là 32 tỷ đồng…
Còn một ban quản lý dự án có bề dày nhất của Bộ GTVT là Ban Quản lý Dự án Thăng Long cũng hoàn thành công tác giải ngân năm 2015 là 2.740 tỷ đồng trên tổng số 2.205 tỷ đồng kế hoạch được giao, bằng 124% kế hoạch. Trong đó, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA 1.174,5 tỷ đồng; vốn NSNN 1,95 tỷ đồng; vốn TPCP 1.563 tỷ đồng…
Quản lý tốt các nguồn vốn, đảm bảo quy định pháp luật
Năm 2016, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành kế hoạch thực hiện và giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao, dự kiến 80.993 tỷ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc NSNN khoảng 48.993 tỷ đồng (vốn NSNN cho các dự án ODA, các dự án giao thông trong nước, vốn góp các dự án BOT, PPP, vốn chương trình mục tiêu, vốn chuẩn bị đầu tư, hoàn trả ứng NSNN và vốn TPCP), vốn ngoài NSNN khoảng 32.000 tỷ đồng (giá trị giải ngân).
Riêng đối với Ban Quản lý dự án Đường sắt, năm 2016, công tác giải ngân cũng phấn đấu đạt 3.400 - 3.500 tỷ đồng. Còn Ban Quản lý Dự án Thăng Long sẽ tập trung chỉ đạo và triển khai các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng với số vốn dự kiến giải ngân đạt hơn 1.900 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, để hoàn thành kế hoạch giải ngân, tất cả các ban quản lý dự án cần quản lý tốt các nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ, ODA, BOT; chủ động kêu gọi nguồn vốn ODA, xã hội hóa khác; xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp trong quản lý dự án, đảm bảo các quy định pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản; giải quyết công việc đáp ứng tiến độ, đảm bảo được tính nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý dự án.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các dự án, các ban quản lý dự án cũng phải kiểm soát tiến độ, có thái độ kiên quyết đối với nhà thầu, tư vấn, có tính kiên quyết trong chỉ đạo điều hành để các dự án rút ngắn tiến độ, không đội vốn, kiềm chế mức thấp nhất sai sót, tiêu cực. Đồng thời, kiên quyết hơn trong việc chống thất thoát, lãng phí; đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt tiến độ, chất lượng cao, hiệu quả các công trình, dự án; có sự phối hợp tốt với các cơ quan ngoài Bộ GTVT trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Trí Dũng |