Đột kích ổ mại dâm giá 100 USD/lần ở TP.HCM
Theứcphápluậtanninhhìnhsựmớinhấthômnayngàkqbd nhat 2o những tin tức pháp luật mới nhất hôm nay trên VTC News, Công an TP.HCM vừa bàn giao đối tượng Lê Hoàng Sơn (SN 1980, quê Bến Tre, tạm trú quận 5) cho Công an quận 5 điều tra, xử lý theo thẩm quyền về hành vi “Môi giới mại dâm”.
Trước đó, khoảng 23h30 đêm 26/3, nhóm trinh sát phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội TP.HCM bất ngờ đột kích vào một khách sạn trên đường Hùng Vương, phường 9, quận 5, bắt quả tang hai cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
Từ lời khai của gái bán dâm, công an bắt giữ Sơn lấy lời khai phục vụ điều tra. Riêng chủ khách sạn khai báo không biết Sơn thuê phòng để hoạt động mại dâm, thu lợi bất chính. Tuy nhiên, qua kiểm tra cơ quan chức năng xử phạt 11 lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh đối với khách sạn này.
Lê Hoàng Sơn tại cơ quan điều tra, theo tin tức pháp luật mới nhất hôm nay. Ảnh VTC News
Tại cơ quan điều tra, Sơn khai trước đây từng là thợ cắt tóc nhưng do quen biết nhiều mối quan hệ xã hội nên chuyển sang môi giới mại dâm. Để qua mặt công an, Sơn thuê 2 phòng ở khách sạn trên đường Hùng Vương làm nơi trú ngụ và tổ chức cho chân dài bán dâm.
Theo quy định, khách mua dâm phải trả cho các chân dài giá 100 USD (khoảng 2 triệu đồng)/lần, trong đó Sơn phụ thu 10% tiền môi giới. Ngoài ra, những chân dài còn phải trả thêm tiền phòng cho Sơn những lần “mây mưa” với khách. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Giả thanh tra xây dựng vòi tiền dân
Báo Tiền Phong dẫn thông tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bình Chánh, TPHCM cho biết đang tạm giữ hai nghi can Nguyễn Thanh Phương (SN 1978) và Đào Văn Qui (SN 1977, cùng quê An Giang, tạm trú quận Bình Tân) để điều tra, xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo công an, hai nghi can trên bàn bạc với nhau giả mạo cán bộ thanh tra xây dựng xã đi đến những công trình, nhà ở người dân đang xây dựng để kiểm tra giấy phép xây dựng. Biết những công trình, nhà xây dựng này chưa có giấy phép hoặc đang chờ xin giấy phép nên 2 nghi can yêu cầu chủ công trình, chủ nhà bồi dưỡng tiền để được tiếp tục xây dựng, hoặc sẽ được cấp giấy xây dựng sớm.
Trong mục tin tức pháp luật nóng nhất hôm nay có vụ giả danh cán bộ vòi tiền dân. Ảnh Pháp Luật VN
Ngày 24/3, biết gia đình anh N.V.U (SN 1984, ngụ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) đang xây dựng nhà không có giấy phép, Phương và Qui đến yêu cầu gia đình anh U. đưa 3 triệu đồng. Sau khi đưa 2 triệu đồng, anh U. nghi ngờ nên báo cho cán bộ thị trấn Tân Túc xuống và hô hoán người dân cùng ra bắt giữ Phương và Qui giao cho công an.
Tại cơ quan điều tra, hai nghi can thừa nhận hành vi phạm tội. Phương và Qui còn khai nhận, ngày 21/3 cũng giả làm thanh tra xây dựng xã đến nhà L.V.H. (SN 1968, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh) vòi 2 triệu đồng tiền bồi dưỡng.
Quảng Ninh bắt trên 1.500 hộp thuốc tân dược Trung Quốc trái phép
VOV đưa tin, vào lúc 9h15, ngày 27/3, tại Km23, quốc lộ 18A, xã Quảng Nghĩa, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tổ kiểm soát cơ động – Đội kiểm soát Hải quan số 1 đã phát hiện xe ô tô mang biển kiểm soát 29A-70936 do đối tượng Lý Quốc Kiện, sinh năm 1963, trú tại 17b đường Chân Cầm, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội điều khiển đang vận chuyển 10 thùng đựng 1.520 hộp, tuýp, lọ thuốc tân dược và 760 dụng cụ y tế bằng nhựa có nhãn hiệu và xuất xứ từ Trung Quốc.
Qua điều tra, lái xe khai nhận toàn bộ lô hàng trên là chở thuê cho Dư Nam, sinh năm 1986, trú tại Thôn Tây Dương, trấn Hạc Đường, huyện Cổ Điển, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc từ TP Móng Cái đi Hà Nội với số tiền vận chuyển là 3 triệu đồng.
Tin tức pháp luật 24h hôm nay đề cập đến vụ bắt giữ thuốc tân dược, dụng cụ y tế trái phép. Ảnh VOV
Tại cơ quan điều tra, Dư Nam không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng và khai nhận vận chuyển thuê cho một người bạn Trung Quốc là Lâm Chí Vịnh, trú tại TP Đông Hưng, Trung Quốc. Hiện tại, Đội kiểm soát Hải quan số 1 đã lập biên bản thu giữ số hàng trên và đang hoàn tất thủ tục xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Du khách mang 120 thẻ tín dụng giả vào Việt Nam rút tiền
Bản tin pháp luật trên báo VnExpress cho biết, ngày 27/3, TAND TP. HCM đã tuyên phạt Bilokonov Vitalii Oleksandrovych mức án 5 năm tù về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tại tòa, Vitalii khai cùng một người bạn nhập cảnh du lịch Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài vào cuối năm 2013. Sau đó, cả hai vào TP. HCM và thuê phòng tại một khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1. Trong thời gian lưu trú tại đây, Vitalii dùng thẻ tín dụng giả đi rút tiền tại nhiều địa điểm.
Du khách dùng thẻ tín dụng giả ở Việt Nam là tin tức pháp luật online mới nhất hôm nay. Ảnh VnExpress
Ngày 3/1/2014, Vitalii đến cây ATM tại một số ngân hàng rút được 30 triệu đồng mang về khách sạn cất giữ. Khi tiếp tục rút 16 triệu đồng trên đường Võ Văn Tần, Vitalii bị bắt quả tang. Khám xét nơi ở của Vitalii, cảnh sát thu hơn 110 thẻ tín dụng giả và hơn 340 triệu đồng.
Kết quả điều tra xác định, Vitalii đã thực hiện trên 150 giao dịch trong đó có 60 giao dịch thanh công, rút gần 370 triệu đồng. Bị cáo cho biết mua thẻ của một người đàn ông Ukraine với giá 5.000 USD. Cơ quan điều tra cho biết, do người bạn đi cùng với Vitalii không thừa nhận cùng tham gia chiếm đoạt tài sản nên không có cơ sở xử lý.
Lập 10 công ty chuyên để… lừa đảo
Những tin tức pháp luật mới nhất trên báo Tiền Phong cho hay, ngày 27/3, TAND TP. Hà Nội tuyên 20 năm tù đối với Nguyễn Văn Sơn (SN 1960, ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần giấy Việt Hoa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vấn nạn lừa đảo là đề tài được các tờ báo pháp luật theo dõi sát sao. Ảnh Tiền Phong
Theo cáo trạng, từ năm 2004 - 2011, Sơn chỉ đạo thuộc cấp thành lập 10 công ty tư nhân, trong đó, hoặc Sơn đứng ra trực tiếp quản lý, hoặc thuê người ngoài, gồm: Công ty Tứ Liên; Sinh Phú; Đồng Tâm… Sau đó, Sơn chỉ đạo Công ty Sinh Phú ký hợp đồng với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kiều Thạnh, Quảng Tây, Trung Quốc) và nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất khăn giấy ướt, trị giá hơn 5,5 tỷ đồng.
Để vay được nhiều tiền của ngân hàng, Sơn thuê người làm giả bộ tờ khai nhập khẩu của Công ty Sinh Phú, sau đó nhờ phía Công ty Kiều Thạnh ký khống hợp đồng thương mại. Từ chiêu thức này, giá thành dây chuyền thiết bị sản xuất khăn giấy được đẩy lên hơn 66 tỷ đồng.
Có “bảo bối” trong tay, Sơn mang toàn bộ số giấy tờ, tài liệu trên đi thế chấp ngân hàng, vay 35 tỷ đồng, sau đó xù nợ. Quá trình diễn biến vụ án, Sơn đã khắc phục được hơn 6 tỷ đồng (thực chất là số tài sản thế chấp).
Minh Thùy (T/h)
Tin tức pháp luật mới nhất 24h hôm nay ngày 23/3