您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kq palmeiras】Biến hương vị quê hương thành sản phẩm OCOP

Nhận Định Bóng Đá39366人已围观

简介VHO- Từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như cá đét, cá cơm… vợ chồng ông Trần Đình Tiến ở xã Tịnh Kỳ, TP Q ...

VHO- Từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như cá đét,ếnhươngvịquêhươngthànhsảnphẩkq palmeiras cá cơm… vợ chồng ông Trần Đình Tiến ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã phát triển thành nhiều sản phẩm mang đậm hương vị, bản sắc vùng quê biển trở thành “đặc sản”, được công nhận là sản phẩm OCOP, tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước.

Biến hương vị quê hương thành sản phẩm OCOP - Anh 1

 Thành phố Quảng Ngãi có lợi thế về biển để phát triển sản phẩm chế biến từ thủy sản

 Thời gian qua, cá đét rim, cá cơm rim cơ sở Hồng Tiến (chủ cơ sở Trần Đình Tiến) ở thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ là một trong những sản phẩm được thị trường tin dùng. Năm 2021, sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đây được xem là sản phẩm thành công nhất trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở địa phương xét cả về khía cạnh thương hiệu, thị trường lẫn chất lượng, lợi nhuận.

Ông Tiến cho biết, cá đét, cá cơm là loại hải sản sống dọc bờ biển miền Trung. Đối với cá đét là loài cá nhỏ, có thân dài khoảng 30- 40cm, gần giống cá chình nhưng nhỏ và dẹt hơn. Trong dân gian, cá đét thường được mọi người chế biến đơn giản bằng cách nướng, chiên hoặc kho rim… ăn với cơm rất ngon. Ban đầu, vợ chồng ông Tiến chỉ nghĩ chế biến các loại cá biển trong đó có cá đét, cá cơm để gửi cho các con đi xuất khẩu lao động làm việc ở Nhật Bản. Thật bất ngờ khi đó món ăn vợ chồng ông làm ra được người quen ăn khen ngon và đặt hàng làm quà biếu. Từ năm 2012, gia đình ông đầu tư làm nghề chế biến hải sản khô và nước mắm. “Lúc đầu mỗi tháng cơ sở tôi bán ra khoảng 200 hũ cá rim, mỗi hũ 250g. Đến nay, vào lúc cao điểm tháng 10 - 12 bán ra thị trường bình quân 500 hũ cá đét, cá cơm rim”, ông Tiến nói.

Biến hương vị quê hương thành sản phẩm OCOP - Anh 2

 Vợ chồng ông Tiến chia sẻ về hai sản phẩm cá đét rim, cá cơm rim

Theo ông Tiến, những năm gần đây, các món hải sản chế biến được nhiều người biết đến. Người dân vùng biển như ông đã không bỏ lỡ cơ hội này chọn sản phẩm đặc trưng cá đét, cá cơm để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2018, chính thức ra mắt thị trường bằng cái tên “cơ sở chế biến Hồng Tiến”. Năm 2020, ông Tiến bắt đầu mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm trang thiết bị để tăng sản lượng. Mới đây, ông đầu tư máy trộn cá, máy chiết mắm nhằm hạn chế sử dụng sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế. “Sản phẩm của chúng tôi được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu cá tươi để chế biến nhằm đảm bảo cả về chất lượng, từ các chủ tàu đánh bắt ở địa phương. Với phương châm đề cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giữ hương vị đặc trưng, trong quá trình chế biến, cơ sở không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia để gây màu, gây mùi.…”, ông Tiến chia sẻ.

Bà Hồng vợ ông Tiến nhớ lại, những mẻ cá rim đầu tiên làm ra bị hư, khẩu vị của mỗi người, mỗi vùng miền khác nhau. Qua những lần ghi nhận ý kiến của khách hàng, bà điều chỉnh để phù hợp hơn, từ đó món cá rim của cơ sở sản xuất Hồng Tiến được thị trường đón nhận. Giống như bao phụ nữ vùng biển khác, bà Hồng nằm lòng các bí quyết muối mắm thế nào cho ngon, muối, quết ruốc thế nào để mắm ruốc sánh, mịn và thơm. Rồi cá, mực phơi bao nhiêu nắng là vừa đủ, tẩm ướp gia vị thế nào để cho ra sản phẩm hải sản tẩm gia vị thơm ngon... Ngoài ra, bà Hồng còn nhạy bén tiếp cận thị trường, mày mò thêm công thức chế biến các món mới như mắm ruốc rim me, mực khô, cá khô rim me.

Biến hương vị quê hương thành sản phẩm OCOP - Anh 3

 Cơ sở Hồng Tiến tiếp tục phấn đấu đưa sản phẩm nước mắm đạt OCOP

Bình quân mỗi năm, cơ sở sản xuất Hồng Tiến thu mua khoảng 50 - 60 tấn cá từ tàu ngư dân địa phương. Từ nguồn nguyên liệu này, cơ sở xuất bán ra thị trường hàng nghìn lít nước mắm và khoảng 8-9 tấn cá đét, cá cơm rim thương phẩm. Có đầu ra ổn định và mạng lưới khách hàng tăng dần theo từng năm. Chủ cơ sở cho biết, cá cơm, mực khô rim đóng hộp được đăng ký nhãn hiệu, an toàn vệ sinh thực phẩm và phân phối cho cửa hàng, khách quen. Doanh thu của cơ sở khoảng 1 tỉ đồng/ năm (chưa trừ chi phí). Giải quyết 6 lao động thường xuyên và lao động thời vụ cho địa phương. “Từ khi được gắn sao OCOP, sức tiêu thụ của mặt hàng cá đét rim, cá cơm rim Hồng Tiến tăng lên rõ rệt, cơ sở tiếp tục đầu tư nâng hạng sao OCOP cho sản phẩm. Hiện nước mắm Hồng Tiến đã đăng ký nhãn hiệu và phấn đấu đạt sao OCOP”, ông Tiến nói.

Biến hương vị quê hương thành sản phẩm OCOP - Anh 4

 Sản phẩm cá đét rim, cá cơm rim của cơ sở kinh doanh Hồng Tiến được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Ông Trần Quốc Vinh, Chủ tịch Hội nông dân xã Tịnh Kỳ cho biết, việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn được dựa trên các tiềm năng, lợi thế của vùng và hướng đến mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị, thương hiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của vùng miền. Đối với ông Tiến trước kia làm nghề đi biển nhưng không hiệu quả, sau đó vợ chồng ông chuyển qua làm nghề chế biến cá đét rim, cá cơm rim. Hiện ông cũng tiếp tục đưa sản phẩm nước mắm đạt OCOP. Toàn xã chỉ có một cơ sở của ông Tiến được công nhận có sản phẩm đạt OCOP, cơ sở ông làm ăn có hiệu quả và ngày càng mở rộng.

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh hải sản ở TP Quảng Ngãi đã chủ động tìm tòi, sáng tạo, huy động nguồn lực đầu tư để xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng vùng miền. Ngoài những sản phẩm đã khẳng định thương hiệu, vị thế trên thị trường tiêu dùng, trên địa bàn đang tiếp tục có nhiều sản phẩm khác được xây dựng mới, nhất là những loại nhạy cảm về nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... 

 “Theo UBND TP Quảng Ngãi, để phát huy tiềm năng về thủy sản chế biến, tạo đà phát triển sản phẩm truyền thống, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, thành phố đang tập trung đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ngoài cá đét, cá cơm rim, các xã ven biển của thành phố còn có nhiều sản phẩm truyền thống nổi bật như nước mắm Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, Nghĩa An, Nghĩa Phú, chả cá thu… với số lượng hộ gia đình tham gia sản xuất khá đông. Hiện chả cá chuồn ở xã Nghĩa Phú đang làm thủ tục để công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2023. Đây không chỉ là những sản phẩm có thế mạnh tại các xã ven biển, mà còn là sản phẩm đặc trưng phục vụ cho phát triển du lịch biển. Vì vậy, thời gian tới UBND thành phố sẽ tiếp tục khảo sát, hướng dẫn và hỗ trợ người dân tham gia OCOP, cũng như hỗ trợ các chủ thể tham gia xúc tiến thương mại và kết nối giúp người dân trong tiêu thụ sản phẩm”.

NHƯ ĐỒNG

Tags:

相关文章