TS Vũ Đình Ánh từng học THPT Kim Liên,ềunơichưacoitrọngkhoahọccôngnghệvdqg nhật Hà Nội rồi được Nhà nước chọn đi du học ở Liên Xô (cũ). Đang làm ở Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả, nhà khoa học về kinh tế này đã phân tích với Chất lượng Việt Nammột số thực trạng của khoa học Việt Nam. TS Vũ Đình Ánh cho rằng, nhiều nơi chưa coi trọng khoa học công nghệTS Vũ Đình Ánh cho biết, nhiều Bộ hiện nay giao cho các Thứ trưởng “ít quan trọng nhất” quản lý lĩnh vực KHCN. Lý do là với một số người, KHCN chưa thực sự quan trọng. “Khi nhà khoa học nói, họ nghe thì nghe. Không nghe cũng được. Nhiều người coi khoa học là thứ trang trí, coi các nhà khoa học là những người toàn lý thuyết suông...” – nhà kinh tế từng học rất giỏi Toán này cho hay. Ông cho rằng, trừ khoa học cơ bản, còn các ngành khác, những người làm nghiên cứu đều phải hiểu rõ lý thuyết và thực tiễn, chứ không “đi trên mây” như các nhà quản lý lầm tưởng. TS Vũ Đình Ánh cũng phân tích, cần xác định tiêu chí như nào là cán bộ KHCN. Không nên yêu cầu phải biết tiếng Anh và có bài đăng báo quốc tế. Bởi có nhiều người không biết tiếng Anh nhưng vẫn là chuyên gia giỏi về KHCN. Với lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, ông cho hay: “Chả tạp chí quốc tế nào mặn mà đăng bài về những nghiên cứu về kinh tế Việt Nam. Vì họ quan tâm đến kinh tế quốc tế, các nền kinh tế lớn…”. Về vấn đề chấm hội đồng khoa học, TS Vũ Đình Ánh tự nhận, so với 10 năm trước, việc đánh giá báo cáo đề tài của ông giờ đây đã giảm nhiệt tình hơn. Bởi nếu mất công góp ý để mong người làm đề tài tiến bộ hơn…thì họ lại coi người chấm khó tính. Ông mong muốn, cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá số lượng và chất lượng, giá trị các nghiên cứu khoa học. Hoàng Lan |