Dẫn chứng với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ quý III-2015 do Bộ Tài chính tổ chức chiều 2-10,địnhbáncổphầntheolôngănngừathôngđồnglợiíchnhókết quả bóng đá napoli ông Trần Văn Hiền cho biết, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đồng thời đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả bán vốn nhà nước, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp đã cổ phần hóa và thuộc diện phải thoái vốn; Chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty cổ phần (bao gồm Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) khi thực hiện thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên Sàn Giao dịch Upcom; Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có quyết định chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước… được bán đấu giá cổ phần theo lô. “Chính sách này sẽ giúp cho doanh nghiệp bán được hết vốn đang đầu tư trong một lần, tránh tình trạng chỉ bán được một phần và phải tổ chức nhiều cuộc đấu giá mới bán hết số cổ phần cần bán. Hoặc tỷ lệ vốn đầu tư còn lại sau khi bán đấu giá quá ít khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian theo dõi và quản lý tiếp phần vốn còn lại”- ông Trần Văn Hiền nói. Mặt khác, theo ông Trần Văn Hiền, để tạo thuận lợi cho việc đấu giá cổ phần hóa tại các doanh nghiệp, Quyết định 41 còn cho phép bán cổ phần theo lô có thể chia thành nhiều lô khác nhau để bán đấu giá tùy theo số lượng cổ phần và tình hình thị trường nhưng mỗi một phiên đấu giá chỉ bán một lô cổ phần (trọn lô), số lượng cổ phần của một lô không thấp hơn 5% vốn điều lệ của công ty cổ phần. Khi cho phép bán cổ phần theo lô, Chính phủ cũng tính đến các biện pháp để hạn chế sự thông thầu giữa bên bán và nhà đầu tư; sự thông đồng lợi ích nhóm. Vì thế nhà đầu tư được mua cổ phần theo lô phải đáp ứng các điều kiện như: Phải có năng lực tài chính; có cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp; có phương án tiếp tục sử dụng lao động hiện có; hỗ trợ doanh nghiệp để: Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo báo giới hiện có nhiều nhà đầu tư cho rằng quy định Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương án bán cổ phần theo lô tại công ty cổ phần do mình làm đại diện chủ sở hữu sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phê duyệt phương án thoái vốn theo lô của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty khi có kế hoạch thoái vốn ở các doanh nghiệp khác. Điều này, tăng thêm thủ tục hành chính, gây khó cho các bộ, ngành và địa phương. Về vấn đề này, ông Trần Văn Hiền khẳng định, quy định lấy ý kiến của 2 cơ quan này nhằm tạo cơ chế giám sát việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, ngăn chặn thất thoát tài sản của Nhà nước.
|