Trồng rau nhút khá đơn giản,Đổiđờitừtrồkq cup lien doan anh không tốn nhiều công chăm sóc, không tốn nhiều phân thuốc nhưng đem lại nguồn thu nhập cao.
Người dân thu hoạch rau nhút bán cho thương lái ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ.
Anh Lương Minh Tuấn, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, cho biết với đặc điểm là loài thủy canh sống ở mặt nước, cây rau nhút rất dễ trồng, mau cho thu nhập, đó cũng là điều kiện để giúp hộ nghèo phát triển kinh tế nhanh với cây trồng này. Là nông dân, nhưng ruộng đất không nhiều, vợ chồng anh phải tìm việc làm thêm, cố gắng lắm vẫn không cải thiện được cảnh nhà thiếu trước hụt sau. Nhờ những năm gần đây anh trồng rau nhút trên sông nên có được thêm nguồn thu nhập phụ, tiêu xài tích cóp, giờ gia đình thoát được cảnh lo cơm ngày hai bữa. Hiệu quả từ cây rau nhút thật sự đã mang lại cho anh niềm phấn khởi, bởi có nguồn lợi tương đối lớn, nhờ thu hoạch bán hàng ngày.
Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Trồng rau nhút không khó, đến ngày thu hoạch là có thương lái tìm đến tận nhà để mua nên không phải lo về vấn đề đầu ra, giá cả cũng thường ổn định từ 4.000-5.000 đồng/kg vào mùa nắng, còn mùa mưa như hiện nay từ 8.000-10.0000 đồng/kg. Với diện tích hơn 4.000m2 mặt nước trồng rau nhút, mỗi tháng gia đình tôi thu nhập hơn 10 triệu đồng, nhờ vậy mà cuộc sống dần khá hơn”.
Theo anh Tuấn, muốn trồng rau nhút hiệu quả phải thường xuyên chăm sóc. Cứ khoảng 1 tháng sau khi thu hoạch nên thay gốc rau nhút đã già cỗi một lần, trong khu vực trồng rau nhút cũng cần nuôi thêm bèo cám để nâng phao cây rau nhút lên cao, tránh rau ngập nước sâu sẽ bị chết. Mùa mưa đến thì cặm cây cột chùm rau nhút lại thành bụi, mỗi bụi chừng 3 cây rau nhút kết theo từng hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 1m, với khoảng cách này cây rau nhút mau phát triển đọt non... Với tinh thần chịu khó, sáng tạo trong cách chọn mô hình phát triển kinh tế, nhiều năm qua anh chưa lần thất bại với cây rau nhút, gia đình anh cũng có nguồn thu nhập ổn định hơn.
Trồng rau nhút trên sông Cái Lớn, huyện Long Mỹ.
Theo chân người hàng xóm anh Tuấn, tôi tìm đến nhà ông Hai Vũ (Nguyễn Văn Vũ) mà người dân địa phương thường gọi vui với ông bằng cái tên “lão nông rau nhút”, bởi cuộc đời ông đã gắn liền với nghề trồng cây rau nhút trên sông Cái Lớn, thuộc ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, suốt hơn 20 năm qua. Dù đang bận bịu việc nhà, nhưng ông niềm nở mời tôi ly trà rồi ông nói: “Những năm về trước, trên sông Cái Lớn này có đến hàng trăm hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ sông trồng cây rau nhút”.
Nhờ có cây rau nhút bán ra tiền nên không ít hộ nghèo nuôi được con ăn học thành tài, mua xe, sửa nhà, mua ruộng, cưới dâu… và gia đình ông cũng không ngoại lệ. Ngày nay, trên sông Cái Lớn người trồng rau nhút không còn nhiều. Nếu như năm mười năm về trước, diện tích cây rau nhút trải dài trên sông hàng chục cây số thì nay đã thu hẹp dần. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi từ khi cây lục bình được xem là cây nguyên liệu đan đát hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu thì giá cả cây lục bình được thương lái đặt mua cao hơn cây rau nhút. Không ít người chạy theo lợi nhuận, bỏ cây rau nhút trồng lục bình, có người còn khuyên ông bỏ rau nhút trồng cây lục bình cho nhẹ công chăm sóc nhưng ông cho rằng cây rau nhút đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình ông khá ổn định. Tuy vất vả hơn so với trồng lục bình nhưng hiệu quả kinh tế về mặt lâu dài cũng không đến nỗi tệ và suy cho cùng cây rau nhút dễ trồng, ít bị rủi ro về giá cả. Muốn rau có năng suất cao, lời nhiều chỉ cần người trồng nắm vững quy trình kỹ thuật, nhất là khâu cắm cọc giữ cho rau không trôi dạt và xử lý phân, thuốc sao cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là được.
Ông Vũ cho biết thêm, bình quân 1 tấn rau nhút tươi bán tại chỗ cho bạn hàng được 5-10 triệu đồng, tùy theo mùa vụ. Tính ra 1 tháng ông thu hoạch 3 lần, sau khi trừ hết các chi phí cũng còn cả chục triệu đồng/công (1.000m2)/tháng. Với đặc điểm là loài sống ở ao mương vườn, mé sông rạch nên cây rau nhút rất dễ phát triển, mau cho thu nhập, đó cũng là điều kiện để nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Bài, ảnh: QUANG HẢI