您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【ty ca cuoc hom nay】HSBC: Tín dụng tăng nhưng phải cẩn trọng

Cúp C188人已围观

简介Theo HSBC, những rủi ro từ khoản nợ xấu kéo dài vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Ảnh T.L minh họaTro ...

tăng trưởng tín dụng

Theíndụngtăngnhưngphảicẩntrọty ca cuoc hom nayo HSBC, những rủi ro từ khoản nợ xấu kéo dài vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Ảnh T.L minh họa

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 11/2016 vừa được phát hành, HSBC đã dành để phân tích khá kỹ về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như những lưu ý về nguy cơ tiềm ẩn có thể làm quá trình tăng trưởng chậm lại.

Theo HSBC, các yếu tố nổi bật về tăng trưởng kinh tế dường như đang đồng hành một cách thuận lợi trong thời điểm hiện tại. GDP đã tăng trong quý thứ III, đạt 6,6% so với cùng năm ngoái. Đây là mức cải thiện rất tốt từ tốc độ tăng trưởng 5,6% được ghi nhận trong cả quý I và quý II/2016.

Năm nay, nền kinh tế phải vật lộn với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy những ảnh hưởng của hạn hán đã giảm dần, giúp sản xuất nông nghiệp quay lại bình thường, tương tự là việc làm và tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Với mục tiêu GDP mới được điều chỉnh của năm 2016 là 6,2-6,5%, HSBC cho rằng, trong quý IV nền kinh tế sẽ cần phải tăng trưởng ít nhất 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái để đạt được mục tiêu mới cả năm. Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, dòng vốn FDI tiếp tục tăng và tăng trưởng tín dụng trong nước sẽ giúp hoàn thành mục tiêu đề ra.

Nói chung, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn hứa hẹn mặc dù có nhiều thách thức. Các yếu tố cần lưu ý có thể cản trở nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ mong muốn trong thời điểm trung hạn, theo tổ chức này, đó là những rủi ro từ nhu cầu bên ngoài vẫn chưa mặn mà, hoạt động thương mại của Việt Nam có thể vẫn duy trì mức độ ấn tượng đạt được trong thời gian gần đây nhưng nó có thể chậm lại nếu như các ngành công nghiệp trọng điểm không tập trung tốc độ, hoặc nếu như Trung Quốc – một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tăng trưởng chậm lại.

Một lưu ý nữa là những lo ngại nợ công có thể chạm trần 65% GDP, nếu như tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên HSBC cũng dẫn nguồn từ cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch lưu ý rằng, hồ sơ đánh giá của Việt Nam khá căng không chỉ từ "nợ công đang tăng", mà còn từ "tăng trưởng tín dụng lại tăng nhanh".

Theo HSBC, tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh suốt cả năm. Vào tháng Tám, tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm ở mức chậm nhất trong vòng 17 tháng qua, nhưng vẫn còn đạt mức 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi việc sử dụng các công cụ đòn bẩy nhiều hơn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhưng cũng gây thêm nhiều gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý gánh nặng "nợ xấu" hơn là nợ thông thường.

Từ năm 2012, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách đối với hệ thống ngân hàng sau khi cho vay quá mức và quản lý thiếu hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng. Tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm dần còn 2,6% trong quý II/2016.

Tuy nhiên, những thành quả có được từ việc nợ xấu giảm dần được tính toán bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Điều đó cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chủ yếu là do việc thành lập VAMC với nhiệm vụ hàng đầu là mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng để kiểm soát quá trình thu hồi nợ.

“Đáng lo ngại là nợ xấu đơn giản là chuyển từ sổ sách kế toán của ngân hàng sang công ty VAMC và đến thời điểm hiện tại hầu như chưa giải quyết được. Bởi vì chính các ngân hàng vẫn còn giữ lại những rủi ro kinh tế có liên quan đến các khoản cho vay có vấn đề, những rủi ro từ khoản nợ xấu kéo dài vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn”, báo cáo của HSBC cho biết./.

Hoàng Lâm

Tags:

相关文章