BP - Sẽ có người phản ứng với tôi ngay sau khi đọc cái “tít” này,ảngcaacutechmẹkết quả trận rangers rằng mẹ và con làm sao có khoảng cách? Rằng ta có lớn khôn đến cỡ nào thì mẹ vẫn luôn là người che chở, là nơi ta muốn tìm về mỗi khi có chuyện buồn vui. Tôi không phản đối điều ấy. Nhưng có một thực tế là muôn đời vẫn tồn tại một khoảng cách mẹ - con. Khi tôi mở mắt chào đời, hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là gương mặt hạnh phúc nhưng ưu tư của mẹ. Có lẽ mẹ đang lo lắng cho những ngày sắp tới làm sao để chăm sóc cho đứa bé đỏ hỏn này nên người. Rồi kể từ khi biết nhận thức, tôi chưa bao giờ thấy mẹ mình trẻ. Không phải mẹ không có tuổi trẻ mà bởi cái khoảng cách cố định về tuổi tác giữa tôi và mẹ đã tạo nên suy nghĩ ấy trong tôi. Tuổi thơ tôi là những ngày sương gió nơi đồng quê. Tôi thường lũn cũn theo mẹ ra đồng và luôn miệng hỏi. Những câu hỏi ngây ngô bất tận của tôi nhiều lúc khiến mẹ bở hơi tai. Tại sao rau cẳng cò chìm dưới nước mà bèo lại nổi lên trên? Tại sao trong ngọn cỏ gà lại có “con chó”? Tại sao buổi chiều nhìn mặt trời không chói mắt mà buổi sáng không nhìn được...? Cứ thế, tự nhiên và tin cậy, mẹ như cuốn bách khoa toàn thư giải đáp cho tôi mọi điều thắc mắc. Nhiều lúc mẹ cũng do dự khi những câu hỏi của tôi ngoài tầm hiểu biết của mẹ nhưng bao giờ mẹ cũng trả lời. Những câu hỏi và trả lời, có lúc thỏa đáng, cũng có lúc chưa thỏa đáng đã theo mẹ con tôi suốt chiều dài năm tháng. Và tôi luôn hài lòng vì điều đó. Nhưng rồi cuộc sống hiện đại đã làm nền tảng ứng xử của con người thay đổi. Không biết tự lúc nào, những câu hỏi mẹ của tôi cứ thưa dần. Phần vì tôi đã trưởng thành, những kiến thức tôi thu lượm được trong trường đại học và nơi công tác gấp năm gấp mười lần kiến thức của mẹ. Phần vì những mối quan tâm của tôi đã khác xa mẹ rất nhiều. Và điều quan trọng là tôi có công nghệ thông tin hỗ trợ, cần biết điều gì cứ vào mạng. Thế nên đã từ lâu, tôi không còn hỏi mẹ về cách trị sài, đẹn cho con. Cũng đã lâu rồi tôi không yêu cầu mẹ chỉ cho cách muối cà, muối dưa thế nào để được lâu nhất. Thương mẹ ở quê vất vả, tôi đón mẹ về ở chung nhưng mẹ cứ lủi thủi một mình trong nhà không người bầu bạn. Mẹ đã không ở mãi với chúng tôi. Cái khoảng cách giữa tôi và mẹ giờ không tính được. Và bây giờ, cho dù cố gắng, tôi vẫn đang thấy mình tụt hậu với những đứa con của mình. Trong những cuộc chuyện trò, tôi cảm nhận được khoảng cách của mẹ con tôi ngày càng xa, khi các con bày cho tôi những ứng dụng tiện ích trong chiếc điện thoại thông minh nhưng tôi cứ lóng ngóng hoài không sử dụng được. Lúc vào siêu thị, con luôn miệng nhắc tôi chọn hàng phải xem date coi còn sử dụng được bao lâu. Và mỗi lần muốn xem một kênh của internet TV, tôi lại phải nhờ con hỗ trợ vì không tự mình mở được... Không dưới một lần, con tôi đã than lên: Sao mẹ giống ngoại quá trời! Tôi hỏi giống chỗ nào thì chúng nói nhiều lắm. Giống ở tính tiết kiệm, hay hỏi giá các món đồ mà chúng mua về; ở chỗ đông người thì hay lúng túng, ngơ ngác... Theo năm tháng, những đứa cháu của tôi đang lớn dần lên. Rồi một ngày kia chúng sẽ lại hoạnh họe mẹ chúng sao không nghe nhạc rap lại nghe mấy thứ nhạc tình cảm lỗi thời? Sao không biết lái ôtô, không biết nói tiếng Anh để chúng đưa bạn bè nước ngoài về nhà chơi? Hẳn là khi đó, các con sẽ lại ngậm ngùi thương tôi như tôi đã ngậm ngùi thương ngoại chúng vậy! L.T |