HS Trường Thuận An 1 trước giờ vào học Tạo điều kiện để các em đến trường Phú Vang có 7 xã,ùnghọcsinhvùngbiểnPhúthứ hạng của fc goa thị trấn ven biển. Người dân đa số tham gia đánh bắt dài ngày hoặc bận rộn với việc chuẩn bị ngư lưới cụ hay tiêu thụ, chế biến hải sản, ít có thời gian quan tâm đến việc học của con cái mà thường “khoán” hẳn cho nhà trường. Trước thực tế đó, ngoài tập trung chăm lo bồi dưỡng chất lượng dạy và học, ngành giáo dục Phú Vang đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư CSVC, kêu gọi các nguồn hỗ trợ để động viên các em đến trường. Rảo bước trên sân trường vừa được phủ kín nền gạch, thầy giáo Hoàng Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học (TH) Thuận An 1 cho hay, 2 năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và tranh thủ nguồn kinh phí địa phương, nhà trường đã nâng cấp, sửa chữa nhiều hạng mục như sơn sửa và lợp mái lại phòng học, chỉnh trang bàn ghế, xây dựng hệ thống thoát nước… với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Đến nay, trường đã huy động được 100% HS trong độ tuổi đến lớp và bước đầu đã ổn định công tác giảng dạy. Tương tự, diện mạo Trường trung học cơ sở (THCS) Phú Thuận giờ đây cũng đã thay đổi nhiều, giữa tòa nhà 3 tầng khang trang hình chữ U là hệ thống cây xanh và các khóm hoa trồng theo thiết kế phù hợp, tạo không gian vui chơi, thư giãn cho HS sau mỗi tiết học. Năm học này, toàn huyện Phú Vang có 1.166 HS vào lớp 1, tăng 300 HS so với năm trước, khối THCS cũng tăng 171 em. Mặc dù số HS đầu cấp tăng nhưng bằng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của huyện và tỉnh, 16 trường thuộc các vùng ven biển Phú Vang của 3 cấp học bao gồm THCS, TH và mầm non (MN) đều được nâng cấp, sửa chữa trong dịp hè để kịp đón các em vào năm học mới. Cùng với việc tạo cảnh quan cho môi trường sư phạm, để hỗ trợ HS nghèo có điều kiện đến trường, bên cạnh việc miễn giảm tất cả các khoản đóng góp, kể cả các khoản liên quan đến công tác xã hội hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phú Vang chỉ đạo các trường tích cực tìm hiểu để giới thiệu HS nghèo cho các tổ chức, cá nhân giúp các em tìm được nguồn hỗ trợ. Như trường hợp em Nguyễn Thị Nhung, HS Trường TH Thuận An 1 (mồ côi cha mẹ, sống với bà ngoại), được Quỹ “Nâng bước em đến trường” của Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng từ lớp 4 đến hết phổ thông; hay như em Nguyễn Thị Hợp HS lớp 7/3 Trường THCS Phú Thuận được Đại tá Đỗ Hiệp Thắng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh tài trợ 500 ngàn đồng/tháng đến hết cấp học… Đầu năm học mới, hầu hết các trường đều có nguồn quỹ hỗ trợ những HS là con em hộ nghèo, cận nghèo với mức từ 200 đến 300 nghìn đồng/suất. Cùng với đó, từ sau sự cố môi trường biển, nhiều nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như tiền mặt, sách vở, xe đạp... cũng đã đến với HS vùng biển Phú Vang, góp phần ổn định sĩ số HS cũng như bảo đảm chất lượng dạy và học. Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng GD&ĐT, cho biết: “Năm học này, Phú Vang tiếp tục thực hiện chính sách miễn 100% học phí cho HS thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Theo đó, sẽ có 4.203 HS THCS và 3.780 HS mầm non được miễn giảm học phí. Hạn chế tình trạng HS bỏ học Thầy giáo Lê Văn Duy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thuận cho biết, năm học 2016 - 2017, trường có 7 HS bỏ học, tuy đã giảm đáng kể so với những năm học trước, nhưng tình trạng HS bỏ học tham gia lao động trước tuổi vẫn còn. Trường giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình, thấy HS có dấu hiệu chán học vì bất cứ lý do gì thì báo cho BGH, thầy hiệu phó sẽ trực tiếp cùng giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà thuyết phục phụ huynh và HS để các em quay lại trường học. Năm học 2016 - 2017, Phú Vang đứng nhất về số lượng HS đạt giải tại các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh. Để giữ vững thành tích, phòng tiếp tục đầu tư CSVC nhằm đảm bảo cho các hoạt động vui chơi, nâng cao chất lượng dạy và học cũng như thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu của ngành đề ra. Đối với HS vùng biển, dù còn nhiều khó khăn nhưng thầy và trò vùng biển phấn đấu đảm bảo thực hiện đủ theo chương trình của bộ và mở rộng các hoạt động kỹ năng. Bài, ảnh: HƯƠNG LAN |