87,úcđẩymốiquanhệđốitácvớiHảiquanCầnsựchủđộngtừchínhcácdoanhnghiệkqbd c1 chau a2% doanh nghiệp hài lòng
Nhận thức được tầm quan trọng mối quan hệ đối tác Hải quan - DN, thời gian qua, đặc biệt là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành Hải quan đã thúc đẩy tích cực hơn các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các DN, cá nhân trong thực hiện thủ tục hải quan. Cùng với đó là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong giải quyết thủ tục hành chính; đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK mà vẫn giảm bớt chi phí, thời gian.
Một hoạt động được cơ quan hải quan lưu tâm gần đây là việc đánh giá hiệu quả của sự hợp tác 2 bên. Ngành Hải quan từ Trung ương đến địa phương thường xuyên phối hợp, đồng hành cùng các đơn vị như (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI), Diễn đàn DN Việt Nam, các hiệp hội DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các hiệp hội DN ngành nghề, DN trên địa bàn triển khai các hoạt động đối tác nhằm thu hút sự quan tâm, hợp tác, đồng hành từ cộng đồng DN, góp phần thực hiện các nhiệm vụ của Ngành đặt ra trong năm.
Mối quan hệ đối tác giữa hải quan – doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn sau những buổi đối thoại. |
Năm 2021, ở cấp Tổng cục Hải quan, qua khảo sát sự hài lòng của DN (phối hợp VCCI, Dự án TFP) đã có 12.425 DN được phát phiếu khảo sát, với 3.727 lượt phản hồi (3.657 phiếu hợp lệ), đạt tỷ lệ 29,43%, vượt mục tiêu đề ra. Trong số phản hồi có 2.487 DN tư nhân (68%), 1.070 DN FDI (chiếm 29,3%) và 100 DN có vốn nhà nước (chiếm 29,3%). Kết quả, có 87,2% DN hài lòng về hỗ trợ, cho rằng sự hỗ trợ của cơ quan hải quan có tính hiệu quả, khoảng 85,3% đánh giá cơ quan hải quan đã hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, công tác tiếp dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị từ cộng đồng DN và người dân được toàn Ngành thực hiện nghiêm túc, theo quy định. Năm 2021 (thống kê sơ bộ đến ngày 15/11/2021), có 367 đơn khiếu nại phải giải quyết (365 vụ việc), với 327/365 vụ việc được giải quyết.
Ở địa phương, các kênh giám sát thực thi pháp luật được thực hiện khoa học, bài bản. Lãnh đạo cục, chi cục hải quan trực tiếp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của DN và công khai thông tin tại trụ sở cơ quan. Các đơn vị cũng bố trí công chức có trình độ năng lực, kinh nghiệm để tiếp nhận giải quyết khiếu nại của DN; niêm yết công khai đầu mối tiếp nhận giải quyết kiến nghị của DN. Đồng thời, lập sổ theo dõi đánh giá sự hài lòng của DN tại chi cục; phát phiếu đánh giá cam kết phục vụ khách hàng tại nơi làm thủ tục hải quan; trưng cầu ý kiến của DN thực hiện thủ tục hải quan về tinh thần, thái độ làm việc của công chức… Nhiều đơn vị triển khai các ứng dụng khảo sát trực tuyến.
Điều đó đã minh chứng rằng công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - DN đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, việc này vẫn mang tính một chiều, chủ yếu do cơ quan hải quan tự triển khai, tự đánh giá, ghi nhận. Trong khi ngược lại, các DN chưa chủ động đề xuất các nội dung cần được hỗ trợ để thúc đẩy mối quan hệ 2 bên.
Ngoài ra, một số hiệp hội, DN chưa hiểu rõ ý nghĩa của quan hệ đối tác dẫn đến chưa chủ động và còn thờ ơ việc thiết lập quan hệ đối tác với cơ quan hải quan. Không những thế, trình độ của nhân viên trực tiếp làm thủ tục hải quan còn hạn chế nên việc hiểu, thực hiện đúng các quy định thủ tục hải quan chưa cao, ảnh hưởng đến quá trình thông quan tại cửa khẩu.
Thúc đẩy sự chủ động từ doanh nghiệp
Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - DN và các bên liên quan năm 2022. Mục đích của kế hoạch là tổ chức các hoạt động đối tác để cộng đồng DN và các bên liên quan tham gia vào tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan và nâng cao năng lực thực thi pháp luật hải quan.
Trong kế hoạch này, Tổng cục Hải quan đã đặt ra các yêu cầu tạo điều kiện để cộng đồng DN và các bên liên quan nắm bắt chiến lược, kế hoạch, chương trình cải cách hiện đại hóa hải quan qua đó đồng hành cùng cơ quan hải quan trong quá trình tổ chức triển khai. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng DN và các bên liên quan tham gia hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan, phương thức quản lý, chất lượng phục vụ của cơ quan hải quan các cấp thông qua các hoạt động tham vấn, hợp tác, giám sát; tăng cường hợp tác Hải quan - DN góp phần nâng cao nặng lực quản lý và thực thi pháp luật của mỗi bên. Trong đó, Tổng cục Hải quan cũng đề ra các nội dung và 5 hoạt động triển khai gồm thông tin; tham vấn DN và các bên liên quan; hợp tác Hải quan - DN; giám sát thực thi pháp luật; hỗ trợ DN.
Ban Cải cách hiện đại hóa (Tổng cục Hải quan) cũng đang có kiến nghị, tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo về hoạt động đối tác Hải quan - DN đến cộng đồng DN và các bên liên quan để DN hiểu và tích cực tham gia; xây dựng các điển hình về DN đối tác và các hình mẫu đối tác để lan tỏa đến cộng đồng DN. Cùng với đó, tăng cường hợp tác giữa cơ quan hải quan, hiệp hội DN và đại lý làm thủ tục hải quan trong đánh giá chất lượng dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan và hỗ trợ nâng cao năng lực đại lý làm thủ tục hải quan.
Bên cạnh việc các hoạt động chủ động đó của phía hải quan, điều quan trọng và cần thiết là phải thúc đẩy sự hiểu biết, đồng thuận, nhất là đồng hành của DN và các bên liên quan.
Áp dụng công cụ đánh giá phần mềmCác Cục Hải quan: Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi đã áp dụng khảo sát trực tuyến doanh nghiệp trong quá trình khai hải quan bằng phần mềm khai hải quan. Tại Cục Hải quan Bình Dương áp dụng công cụ đánh giá phần mềm... Kết quả, tỷ lệ khảo sát trung bình tại các Cục có 83% doanh nghiệp rất hài lòng, 16% doanh nghiệp hài lòng, 1% còn đánh giá về kiến thức, kỹ năng của công chức hải quan. |