【thành tích đối đầu】Đổi thay ở vùng đặc biệt khó khăn
HOÀN THÀNH “MỤC TIÊU KÉP”
BPO - Không chỉ tạo “cú hích” trong giảm nghèo,Đổithayởvugravengđặcbiệtkhoacutekhăthành tích đối đầu 2021 còn là năm để nhiều xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Bình Phước phấn đấu hoàn thành “mục tiêu kép”. Đó là cán đích nông thôn mới (NTM) và ra khỏi danh sách xã ĐBKK.
Một góc trung tâm xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập ngày nay
Chạy đua nước rút
“Là xã ĐBKK duy nhất của huyện Bù Đăng, Đường 10 đã xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 theo cách “đặc thù”. Trong đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo huyện Bù Đăng và tỉnh Bình Phước, Đường 10 đang đầu tư về đích NTM 2021 - năm cuối chu kỳ của xã ĐBKK. Hiện nay, xã đang thực hiện quyết tâm chính trị sẽ hoàn “mục tiêu kép” trong năm nay” - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đường 10 Nguyễn Cảnh Thảo cho biết.
Những ngày gần đây, dù nắng nóng gay gắt nhưng các tuyến đường trên địa bàn xã Đường 10 đều đồng loạt giải phóng mặt bằng và thi công với mong muốn sớm hoàn thành tiêu chí giao thông. Phó chủ tịch UBND xã Đường 10 Đào Văn Long chia sẻ: Diện tích rộng, dân sống thưa, hệ thống giao thông trải dài hơn 126km nên hoàn thành tiêu chí giao thông là rất khó. Tuy nhiên, là xã ĐBKK nên ngoài sự chung tay, đóng góp của người dân thì Đường 10 luôn nhận được quan tâm đầu tư của Nhà nước. Riêng năm 2020, xã được đầu tư bê tông hơn 10km đường giao thông và năm 2021 bê tông thêm 18,4km. Từ đó, tin tưởng tiêu chí này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021.
Theo Báo cáo số 03/BC-UBND, ngày 7-1-2021 của UBND tỉnh về kết quả triển khai phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, giai đoạn 2021-2025, Bình Phước có 56 xã, 36 thôn, ấp thuộc đồng bào DTTS và miền núi; 41 xã khu vực I, 12 xã khu vực II và 5 xã khu vực III (xã ĐBKK), gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Phú Văn của huyện Bù Gia Mập và Lộc Quang, Lộc Phú của huyện Lộc Ninh; 25 thôn, ấp ĐBKK; giảm 4 xã và 30 thôn, ấp ĐBKK so với giai đoạn trước. |
Để cán đích NTM năm 2021, xã Đường 10 phải hoàn thành 5 tiêu chí, gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng thương mại nông thôn và điện. Với điểm xuất phát thấp thì đòi hỏi sự quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy hiệu quả xã hội hóa. Năm 2021, xã Đường 10 được Nhà nước đầu tư 118,5 tỷ đồng. Cùng với chỉ tiêu đặt ra, vận động nhân dân đóng góp từ 3-5 tỷ đồng.
Nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay của người dân, ngay từ đầu năm 2021, xã đã tổ chức đối thoại với nhân dân ở cả 6 thôn, thông tin cho nhân dân hiểu, chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền xã về quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, phân tích cho dân hiểu những công trình nào Nhà nước đầu tư, công trình nào phải thực hiện xã hội hóa, đóng góp đối ứng của người dân. Qua đó, nhân dân đã tự nguyện hiến đất, cây trồng giải phóng mặt bằng, đóng góp kinh phí mong sớm hoàn thành các tiêu chí NTM.
Hiện xã ĐBKK Lộc Quang, huyện Lộc Ninh cũng đang nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”. Bí thư Đảng ủy xã Lộc Quang Nguyễn Sỹ Quân cho biết: Lộc Quang hiện đạt 16/19 tiêu chí NTM. Năm 2020, xã bê tông 11km đường giao thông và năm 2021 tiếp tục làm thêm 17km từ nguồn vốn nhà nước. Bên cạnh phấn đấu đến cuối năm 2021, hầu hết các tuyến đường sẽ bê tông, nhựa hóa, xã cũng được đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng để hoàn thiện, đưa các trường trên địa bàn đạt chuẩn cơ sở vật chất. Lộc Quang phấn đấu năm 2021 giảm thêm 38/59 hộ nghèo.
Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập còn thấp so mặt bằng chung nhưng với sự đổi thay của xã ĐBKK Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập hôm nay, ai cũng ngỡ ngàng. Nhất là hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Ngoài tuyến ĐT.760B và các tuyến đường thôn được đầu tư, xây dựng từ nhiều năm trước, trong 2 năm 2020 và 2021, xã được đầu tư trải nhựa 2 tuyến đường huyết mạch, gồm tuyến từ ngã ba Ông Số đi thác Đắk Mai thuộc thôn Bù Nga dài 1,7m, kinh phí 6 tỷ đồng; tuyến đường liên xã nối thôn Đắk Á, xã Bù Gia Mập với thôn Cây Da, xã Phú Văn dài 7,8km, kinh phí 48 tỷ đồng. Ngoài ra, xã còn đầu tư bê tông 5km, kinh phí 5 tỷ đồng. Theo đó, phấn đấu cuối năm 2021 xã Bù Gia Mập cán đích tiêu chí giao thông là có cơ sở.
Cần sự cộng hưởng nhiều phía
Việc phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là cơ sở, tiền đề để Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp trình độ phát triển, đầu tư sát thực tế. Từ đó, giúp các đơn vị khó khăn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực. Đồng thời, giúp nhân dân cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
“Để ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội và và phát triển kinh tế ở các xã biên giới, UBND tỉnh đang đề nghị Trung ương xem xét để 15 xã biên giới của tỉnh được thụ hưởng chương trình, chính sách dân tộc như các xã ĐBKK, giai đoạn 2021-2025. Đề xuất này đang chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt”. |
Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng ban Dân tộc tỉnh |
Tuy nhiên, so sánh mặt bằng chung, vùng DTTS của tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ DTTS thiếu hoặc không có đất sản xuất, năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu. Nguồn thu nhập của hộ DTTS chủ yếu từ cây điều, thu hoạch 1 vụ/năm và ít áp dụng khoa học - kỹ thuật. Cơ cấu kinh tế chủ yếu nông nghiệp và chuyển dịch chậm. Hiệu quả giáo dục - đào tạo vùng đồng bào DTTS chưa cao. Việc dạy nghề con em đồng bào DTTS còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên, cán bộ vùng DTTS, miền núi nhìn chung thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng...
Chính vì vậy, việc đưa các xã, thôn ĐBKK vươn lên thoát nghèo là cả một chặng đường dài. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực từ nhiều phía. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa thì sự nỗ lực, cố gắng của người dân cũng là động lực vô cùng quan trọng để các xã, thôn ĐBKK vươn lên thời gian tới.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/531a799018.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。