当前位置:首页 > Cúp C2

【trận đấu elche】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngân sách đã ngày càng bền vững hơn

Bộ trưởng

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại tổ. Ảnh: T.T

>> Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,ộtrưởngĐinhTiếnDũngNgânsáchđãngàycàngbềnvữnghơtrận đấu elche6 triệu đồng/tháng

Thu ngân sách đã tăng cao so với tăng trưởng kinh tế

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cùng với tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, tổng thu NSNN những năm qua đã đạt và vượt dự toán đề ra. Dự toán thu được tính trên cơ sở tăng trưởng kinh tế khoảng 6,8% và lạm phát khoảng 4%, nhưng thu ngân sách luôn tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt khoảng 24,4% GDP; thuế phí đạt 21% GDP, bình quân đạt mục tiêu đề ra. Riêng năm 2019 - 2020, tỷ lệ này sẽ thấp hơn, nhưng bình quân vẫn đạt mục tiêu đề ra.

Cùng với đó, chi ngân sách được điều hành tích cực. Chi đầu tư phát triển bố trí năm sau cao hơn năm trước và đến 2020 bố trí khoảng 26,9% tổng chi NSNN và thực hiện cả giai đoạn là 27 - 28% trong tổng chi ngân sách, cao hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu cả giai đoạn là 25 - 26%).

Theo Bộ trưởng, chi thường xuyên, mục tiêu đề ra là dưới 64%, nhưng dự toán năm 2020 chỉ chiếm khoảng 60,5% tổng chi NSNN. Chi thường xuyên đã giảm sâu, trong khi vẫn đảm bảo nguồn cho tăng lương bình quân hơn 7%.

“Các cân đối lớn, bội chi và nợ công giảm sâu, tốc độ tăng nợ công đã giảm hơn một nửa. Nếu như năm 2011 - 2015 là hơn 18% thì giai đoạn này chỉ hơn 8%. Quan trọng hơn là nợ công đã được cơ cấu lại tốt hơn trước rất nhiều. Kỳ hạn bình quân danh mục trả nợ vốn vay trái phiếu, vay trong nước lên gần 7 năm, trong khi năm 2011 - 2012 là là 2,9 năm. Lãi suất bình quân giai đoạn 2011 - 2013 phát hành là 12 - 13%/năm nhưng 2 năm gần đây xuống còn khoảng 4,6%, kỳ hạn 13 năm” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Về ý kiến cho rằng, thu ngân sách chưa thực sự bền vững và khi 3 khu vực của nền kinh tế chưa đạt dự toán, thu chủ yếu từ tăng tài nguyên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2016 thu vượt dự toán 9,2%; năm 2017 thu vượt 6,7%; năm 2018 thu vượt 8%; năm 2019 trong báo cáo Quốc hội dự kiến là vượt 3,3% nhưng Bộ Tài chính đang phấn đấu thu vượt khoảng 5% trở lên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, thu từ 3 khu vực kinh tế đó là thu từ doanh nghiệp (DN) nhà nước, DN FDI và thu từ khu vực ngoài quốc doanh, những năm gần đây chưa đạt dự toán. Thực tế này có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan, theo Bộ trưởng, để có thêm nguồn lực, thời gian qua đã dự toán thu ở mức cao. Khắc phục tình trạng trên, trong năm 2018 - 2019, Bộ Tài chính đã từng bước thay đổi, điều chỉnh giảm dự toán để phù hợp với thực tế của các địa phương..

Trong bối cảnh đó, nguồn lực thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu, thu từ sử dụng đất khó tăng trưởng cao. Dự toán năm 2020 thu từ dầu thô chỉ chiếm 2,3% trong tổng thu ngân sách; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ còn 13,8%; thu từ đất còn 6% trong tổng thu ngân sách. Như vậy, thu chủ yếu tập trung vào 3 khu vực kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 44,8% trong tổng thu ngân sách.

Về nguyên nhân khách quan, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, kiểm soát lạm phát, nhưng nhiều lĩnh vực DN còn khó khăn, năng lực sản xuất chưa ổn định, đặc biệt là DN nhà nước khó tăng trưởng cao.

Nhìn vào “bức tranh” ngân sách nói trên, Bộ trưởng khẳng định, ngân sách ngày càng bền vững hơn. Năm 2019 thu từ 3 khu vực kinh tế đã tăng 10,9%, cao hơn dự kiến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, cao hơn các năm trước (năm 2016 mới chỉ tăng 9,9%, năm 2017 tăng 5,6%, 2019 tăng 9,7%). Tỷ trọng thu của 3 khu vực trong tổng thu cũng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2017 chiếm 39%, thì năm 2019 đã lên tới 42% tổng thu NSNN. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí của 3 khu vực này so với GDP của giai đoạn 2016 - 2019 cũng đã chiếm tới 10,2%GDP; cao hơn 9,9% của giai đoạn 2011 - 2015. “Như vậy, 3 khu vực kinh tế đang phát triển rất nhanh, thể hiện tính bền vững là ở chỗ đó” - Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, một số khoản thu từ tài sản, tài nguyên, thu từ đất, khai thác khoáng sản… có tăng so với dự toán nhưng xét về mặt tổng thể, những khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần. Ví dụ thu từ quyền khai thác khoáng sản chỉ chiếm 0,3% tổng thu NSNN, từ nhà đất chiếm 8%,…

“Do vậy, chúng tôi khẳng định thu từ sản xuất, kinh doanh vẫn là khoản thu quan trọng, cốt lõi và cơ cấu thu chuyển dịch tích cực hơn. Tỷ trọng thu nội địa tăng dần. Ước tính năm nay, sang năm, số thu nội địa khoảng 83,6% tổng thu. Số còn lại là thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô sẽ giảm dần từ 36% giai đoạn trước còn 23% giai đoạn này và sắp tới chỉ còn 10%” - vị tư lệnh ngành Tài chính khẳng định.

Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng thiết thực, hiệu quả

Về ý kiến cho rằng tỷ lệ huy động từ thuế, phí, lệ phí không đạt mục tiêu 21% GDP, Bộ trưởng cho biết, tỷ lệ huy động đang có xu hướng giảm dần, năm 2019 dự kiến còn 20,2% và dự toán năm 2020 còn 19,4% GDP trong khi những năm trước là trên 21% GDP. Bình quân 5 năm vẫn đạt mục tiêu.

Lý do lớn nhất là do thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh, trong khi triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Cụ thể là điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, tài sản,… gặp rất nhiều khó khăn.

“Thực tế, ngay từ đầu năm, ngành Tài chính đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu, phân công phân nhiệm tới từng cán bộ, từng công chức từ trên xuống dưới, theo từng địa chỉ để quản lý thuế, đôn đốc nợ thuế, thu nợ thuế và thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, số thu hồi nợ thuế luôn năm sau cao hơn năm trước và liên tục số thu nợ đọng bình quân đạt tới 80%” - Bộ trưởng nói.

Về ý kiến giao dự toán cho một số địa phương chưa sát, ngoài yếu tố chủ quan có yếu tố khách quan, Bộ trưởng cho biết, đây là nội dung được nghiêm túc khắc phục trong thời gian vừa qua và thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, tỷ lệ địa phương không đạt dự toán thu nội địa, không kể thu từ đất và xổ số vẫn đang giảm dần qua các năm. Năm 2017 có 34 địa phương, năm 2018 còn 22 địa phương và năm 2019 còn 15 địa phương.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định: “Điều chỉnh tỷ lệ tăng thu cho các đơn vị vẫn phải cân nhắc trên mặt bằng chung về dự toán tăng giao hàng năm theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ví dụ năm nay tăng 10 - 12% nhưng có thể có địa phương phải tăng 15% nhưng có nơi chỉ tăng khoảng 8 - 9%. Đây là bài toán rất khó”.

Bên cạnh đó, việc dự báo nguồn thu của địa phương gặp nhiều khó khăn. Bộ trưởng ví dụ, có địa phương dựa vào dự án để nhận số thu nhưng chỉ cần tiến độ dự án chậm lại là sẽ mất nguồn thu. Những tác động chủ quan và khách quan này cũng ảnh hưởng tới thực hiện dự toán của các địa phương.

Về ý kiến cho rằng nợ thuế có xu hướng tăng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, số tiền nợ thuế do ngành Thuế quản lý đến ngày 30/9/2019, nợ thuế có khả năng thu chiếm hơn 51%, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2018. Nợ có khả năng thu đã được quản lý thu tương đối triệt để và đang giảm. Tuy nhiên, nợ không có khả năng thu chiếm tới 48,7%, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Do đó, Bộ Tài chính đang báo cáo với Quốc hội việc xử lý số nợ không có khả năng thu và xóa tiền phạt, tiền phạt chậm nộp không có khả năng thu.

Đối với ý kiến cho rằng tiến trình cơ cấu lại chi NSNN diễn ra chậm, theo Bộ trưởng, quá trình cơ cấu lại chi NSNN thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội đang được triển khai một cách hiệu quả và thiết thực.

“Một điểm đáng lưu ý đó là trong quá trình thực hiện có thể thấy rõ sự tương hỗ giữa việc cắt giảm biên chế với cơ cấu lại chi NSNN. Đơn cử biên chế giảm được 2% là chúng ta sẽ có ngay 2% đó để cải cách tiền lương. Cho nên, nếu việc sắp xếp lại bộ máy và đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập được đẩy nhanh hơn thì sẽ góp phần rất lớn vào thúc đẩy cơ cấu lại chi NSNN. Do đó, cần sự vào cuộc thật sự của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc điều hành NSNN” - người đứng đầu ngành Tài chính nói./.

Minh Anh

分享到: