Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030
Google dự báo Sea,ềnkinhtếkỹthuậtsốcủaASEANdựkiếnđạttỷUSDvàonăkeo nhà cai5 Grab và GoTo sẽ là ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế internet tại ASEAN trong thập kỷ tới.
Với hàng triệu người dùng internet mới mỗi năm, tiếp sức cho các doanh nghiệp trực tuyến trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, fintech,... ASEAN được dự báo sẽ có nền kinh tế kỹ thuật số đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, theo một khảo sát từ Google.
Lượng người dùng internet tăng chóng mặt
Theo báo cáo khảo sát về xu hướng kỹ thuật sốtrong 10 quốc gia ASEAN trong năm 2021 được công bố ngày 10/11, Đông Nam Á có thêm 40 triệu người dùng internet mới trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ sử dụng internet trong khu vực đã tăng lên 75% và có 8/10 người dùng đã mua sắm trực tuyếnít nhất một lần.
Stephanie Davis, Phó chủ tịch Google Đông Nam Á nhấn mạnh, lượng người dùng internet đã tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch. Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, khu vực có thêm 60 triệu người dùng kỹ thuật số mới, nâng tổng dân số tiêu dùng kỹ thuật số lên 350 triệu.
Những phát hiện được đưa ra trong báo cáo tạo tiền đề cho sự phát triển chóng mặt của các kỳ lân internet trong khu vực như Grab, GoTo, Sea Group,... Theo báo cáo từ Google, cả ba công ty này sẽ là đầu tàu thúc đẩy giá trị nền kinh tế internet ASEAN trong thập kỷ tới.
Giá trị nền kinh tế internet
Báo cáo được đưa ra sau các cuộc khảo sát trực tuyến với khoảng 9.400 người từ tháng 7 đến tháng 8 ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt nam.
Theo đó, tổng giá trị hàng hóa trong nền kinh tế internet tại ASEAN đã tăng với tốc độ kép hàng (CAGR) năm 49%, từ 117 tỷ USD vào năm 2020 lên 174 tỷ USD trong năm nay. Google dự kiến CAGR sẽ tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 20% lên 363 tỷ USD vào năm 2025, với thương mại điện tử sẽ là động lực chính cho sự phát triển.
Thương mại điện tử chiếm 74 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa được tạo ra vào năm 2020, tăng lên 120 tỷ USD trong năm nay và dự báo sẽ đạt 234 tỷ USD vào năm 2025.
Lĩnh vực giao hàng thực phẩm cũng tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12 tỷ USD tổng giá trị thị trường. Đây được đánh giá là dịch vụ kỹ thuật số có mức thâm nhập sâu nhất, với 71% tổng số người dùng internet đã từng đặt bữa ăn trực tuyến ít nhất một lần.
"Hiện thực sự có rất ít người tiêu dùng ở Đông Nam Á chưa từng mua sắm online. Cuộc chiến bây giờ giữa các thương hiệu là về chiều sâu và lòng trung thành. Bạn có thể thấy các công ty đang cố gắng lôi kéo khách hàng thực hiện nhiều giao dịch hơn", Florian Hoppe, người đứng đầu bộ phận thực hành kỹ thuật số khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Bain cho biết.
Lĩnh vực tài chính kỹ thuật số
Tài chính kỹ thuật số (fintech) là lĩnh vực được Google lưu ý nhiều trong báo cáo. Thanh toán kỹ thuật số và ví điện tử đang trở thành xu hướng chủ đạo trong khu vực và gắn liền với thương mại điện tử - nơi các giao dịch được thanh toán trực tuyến thay vì sử dụng tiền mặt.
Tính theo tổng giá trị giao dịch, thanh toán kỹ thuật số đã tăng 9% từ 646 tỷ USD năm 2020 lên 707 tỷ USD năm nay và dự kiến đạt 1.170 tỷ USD vào năm 2025. Cho vay trực tuyến cũng tăng 48% từ 26 tỷ USD năm 2020 lên 39 tỷ USD năm nay và dự kiến đạt 116 tỷ USD vào năm 2025.
Cuộc cách mạng fintech và thương mại điện tử đã giúp nâng tầm nền kinh tế internet ở ASEAN, tạo ra làn sóng đầu tư chưa từng có từ các tập đoàn toàn cầu.
Chỉ trong năm 2021, Đông Nam Á có thêm 10kỳ lân công nghệtiêu dùng, nâng tổng số lên 23 trong toàn khu vực. Mỗi quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo đều có ít nhất một đại diện. "Sea Group đã vượt qua mốc 200 tỷ USD vốn hóa thị trường và đã buộc các nhà đầu tư trên khắp thế giới phải nhìn vào Đông Nam Á với sự quan tâm cao độ", Rohit Sipahimalani, Giám đốc Temasek khu vực Đông Nam Á nhận định.