【bxh bd bo dao nha】Bước chuyển mình mạnh mẽ

时间:2025-01-11 07:00:13来源:88Point 作者:World Cup

Sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của Hậu Giang ngày nay được xem như bước chuyển mình mạnh mẽ trên vùng đất từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày 30-4-1975,ướcchuyểnmnhmạnhmẽbxh bd bo dao nha cả hệ thống chính trị và Nhân dân khi ấy nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tái thiết lại quê hương. Trước hết là tập trung chăm lo phát triển kinh tế, cụ thể hơn là giải quyết nhu cầu về cái ăn, cái mặc; giúp cho nhà nhà sớm được thụ hưởng cuộc sống ấm no.

Hậu Giang, một vùng đất đầy tiềm năng cho nhà đầu tư với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Ảnh: KỲ ANH

Vùng kháng chiến hồi sinh

Nhắc đến cuộc sống gian khó của thời kỳ đầu sau đổi mới (năm 1986), ông Trần Văn Dư, người dân sống cố cựu dọc bờ sông Cái Lớn, thuộc ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh ngày nay, nói rằng: “Nơi đây vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời kỳ sau giải phóng. Một phần còn mang nặng tàn tích chiến tranh, mặt khác đất đai hoang hóa, dừa nước, cây tạp là chủ yếu nên chẳng thể mở mang, phát triển trong một sớm một chiều”. 

Giống như xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, địa bàn xã Hỏa Tiến ngày nay cũng là vùng căn cứ cách mạng. Ông Dư kể: “Bấy giờ, nhà cửa của bà con nơi đây còn thưa thớt, tạm bợ lắm, chủ yếu là nền đất, cột cây và che chắn bằng lá dừa nước. Bởi suốt thời gian dài sau giải phóng cho đến đổi mới là thời kỳ kế hoạch tập trung bao cấp, cuộc sống người dân thiếu thốn đủ điều. Dù có tiền nhưng chưa chắc mua được vật liệu về xây dựng nhà cửa kiên cố”.

Trải qua thời gian dài khai hoang, cải tạo đất đai của người dân, nhất là chủ trương đẩy mạnh khai phóng bưng biền, xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ quá trình đi lại, giao thương hàng hóa và canh tác nông nghiệp của Đảng ta sau quá trình đổi mới mà đến nay, đời sống cư dân xã Hỏa Tiến nói chung, dọc bờ sông Cái Lớn nói riêng đổi thay rõ nét. Nhà cửa kiên cố mọc lên san sát; vườn tạp, đất hoang được phủ xanh bởi những rẫy khóm mang thương hiệu Cầu Đúc bạt ngàn.

Trong căn nhà tường khang trang diện tích khoảng 120m2 được xây mới hồi tháng 10 năm rồi, ông Dư chỉ tay ra con lộ nhựa rộng hơn 2m cũng chính là bờ bao ngăn nước lũ, mặn xâm nhập vào rẫy khóm, tâm đắc nói: “Điều kiện canh tác thuận lợi, quan trọng là vài năm gần đây, khóm thường trúng mùa được giá nên không ít bà con xung quanh có cuộc sống sung túc hơn. Đơn cử như 12 công khóm của gia đình tôi, có năm cũng kiếm lời đến 40-50 triệu đồng”.

Ông Dương Minh Truyền, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, cho rằng: “Thế hệ chúng ta hôm nay thật khó có thể cảm nhận hết nỗi vất vả, cùng cực của những ngày đầu sau giải phóng. Nhưng theo cảm nhận của tôi thì cảnh vật, chất lượng cuộc sống người dân xã anh hùng Hỏa Tiến hiện tại đã có bước vươn lên vượt bậc. Dễ thấy nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm đã phủ kín địa bàn, riêng tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã giảm xuống dưới mức 4%, đảm bảo tiêu chí xã nông thôn mới đề ra”.

Và Hậu Giang hôm nay…!

Năm năm sau công cuộc tái thiết, đổi mới toàn diện của Đảng thì đến cuối năm 1991, có chủ trương chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, trong đó toàn bộ diện tích của Hậu Giang hiện nay thuộc tỉnh Cần Thơ. Mãi đến đầu năm 2004, tỉnh Hậu Giang lại được thành lập trên cơ sở Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính từ tỉnh Cần Thơ của Quốc hội. Dù đôi lần chia tách, thành lập nhưng Hậu Giang vẫn là vùng đất anh hùng.

Đối với công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước, Hậu Giang dù đi sau nhưng vẫn bắt nhịp với các phong trào phát triển kinh tế của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đơn cử như trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Hậu Giang là đơn vị luôn chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có để vực dậy, tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo tỉnh nhà. Theo đó, thông qua các chương trình, đề án như cơ giới hóa, cánh đồng lớn đã giúp tăng lợi nhuận, hạ giá thành sản xuất đáng kể trên cùng diện tích canh tác lúa cho nông dân trong tỉnh.

Vì thế không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, xem đó là thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn hiện nay của huyện. Bởi theo ông, nhiều năm liền, tỷ trọng nông nghiệp chiếm cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đáng phấn khởi là sản xuất nông nghiệp của địa phương từng bước theo chuỗi giá trị, nhất là trong lĩnh vực sản xuất lúa hàng hóa, kéo theo chất lượng cuộc sống, mức thu nhập của người dân nông thôn chuyển biến tích cực.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên thì thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được tập trung chỉ đạo đi vào chiều sâu, từng bước đạt hiệu quả cao. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Riêng bộ mặt nông thôn có bước tiến nhanh chóng, điều kiện sống của nông dân cải thiện rõ rệt, được người dân đồng tình hưởng ứng và Trung ương đánh giá cao.

“Vùng đất Hậu Giang ngày nay còn nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết. Do đó, địa phương luôn mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với các tỉnh, thành phố trong nước, các tổ chức quốc tế và bè bạn gần xa. Với tiềm năng sẵn có và truyền thống mến khách, chúng tôi luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hậu Giang và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tìm hiểu cơ hội đầu tư và thực hiện thành công dự án”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên khẳng định.

Có thể nói, sau gần 15 năm thành lập tỉnh, hệ thống kết cấu hạ tầng và nông nghiệp, nông thôn đã có những bước phát triển nhanh chóng, tạo ra những tiền đề cần thiết, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Tuy nhiên, để đáp ứng cho mục tiêu đưa Hậu Giang đến năm 2020 trở thành một tỉnh khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được xem là khâu đột phá.

Đến cuối năm 2017, thu nhập bình quân của người dân Hậu Giang đạt gần 34 triệu đồng/năm. Hiện nay, một số công trình trọng điểm của tỉnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác, qua đó tạo nên sức lan tỏa và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới cho Hậu Giang trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn như: hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các công trình kè, thủy lợi quan trọng và giao thông nông thôn; Quốc lộ 61C; đường ô tô về trung tâm xã; tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 giường cùng các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố kể cả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học…

 

NGUYỄN NGUYỄN

相关内容
推荐内容