Wall Street English đã được mua lại khi có khoản lỗ ròng 1,ảimãcơnsốtđầutưnướcngoàivàogiáodụnhận định nhật bản hôm nay4 triệu USD. Trong ảnh: Trung tâm Wall Street English tại 21 - Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM. Ảnh: S.T |
Cơ hội tăng trưởng
Không có nhiều thương vụ M&Atrong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam được công bố trong 9 tháng năm 2020. Theo Công ty cổ phần FiinGroup, giai đoạn này ghi nhận Quỹ đầu tưtư nhân Praxis Capital Partners (Hàn Quốc) cùng với một số nhà đầu tư tổ chức khác đã đầu tư thành công vào một trường liên cấp quốc tế tại Hà Nội. Nhưng tên trường và các điều khoản chi tiết của thương vụ này đến nay vẫn là ẩn số.
Thương vụ MS English 2 Pte. Ltd (Singapore) - công ty con của Myanmar Strategic Holdings Ltd (Myanmar) - mua lại Công ty TNHH Wall Street English tại TP.HCM được nhắc đến nhiều hơn, bởi Wall Street English được mua lại khi vẫn gánh khoản lỗ ròng 1,4 triệu USD, còn doanh thu chưa kiểm toán trong vòng 12 tháng (tính đến ngày 30/4/2020) đạt xấp xỉ 13,8 triệu USD và tổng tài sản là 3,4 triệu USD.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Enrico Cesenni, CEO của Myanmar Strategic Holdings cho biết, thương vụ mua lại Wall Street English Việt Nam được thực hiện theo thỏa thuận “nghĩa vụ đối ứng danh nghĩa” và được thanh toán bằng tiền cộng với việc đảm lãnh những trách nhiệm pháp lý nhất định, trong đó có việc cam kết cung cấp dịch vụ giáo dục cho các học viên hiện có của Wall Street English Việt Nam.
Ông Enrico Cesenni không tiết lộ giá trị thương vụ trên, nhưng nguồn thạo tin của Báo Đầu tư hé lộ, những con số chưa được kiểm chứng cho thấy, các cổ đông sáng lập Wall Street English Việt Nam đã đầu tư hàng chục triệu USD vào hệ thống giáo dục này, sau đó bán lại cho Myanmar Strategic Holdings với giá 6 triệu USD vào tháng 7/2020.
Về cơ bản, đây là thương vụ thua lỗ và rút lui khỏi thị trường của các nhà đầu tư Wall Street English Việt Nam, khi thị trường dạy tiếng Anh ở Việt Nam ngày càng cạnh tranh rất khốc liệt cả về giá cả và hình thức khuyến mại với các trung tâm tiếng Anh nhan nhản ở khắp các tỉnh, thành phố.
Về lý do mua lại Wall Street English Việt Nam, CEO của Myanmar Strategic Holdings cho biết, thương vụ cho thấy khả năng triển khai và phát triển của Wall Street English Myanmar khi 2 đơn vị này có nét tương đồng về mô hình kinh doanh và cơ hội tăng trưởng.
Tháng 7/2020, Myanmar Strategic Holdings đã công bố kế hoạch huy động 6 triệu USD để không chỉ cấp vốn duy trì hoạt động của Wall Street English Việt Nam, mà còn nhắm đến việc tăng tốc độ mở rộng quy mô và các hoạt động hiện có. Cũng trong tháng 7, MS English 2 Pte. Ltd được ghi nhận rót hơn 257.000 USD vào Wall Street English Việt Nam.
Tầm nhìn dài hơi
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực này trong 9 tháng năm 2020 lên tới 78,89 triệu USD, tăng gần 58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị góp vốn, mua cổ phần tăng vọt lên 51,41 triệu USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
“Điều đó thể hiện chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài là ưu tiên lựa chọn hình thức đầu tư góp vốn, hợp tác với các cơ sở giáo dục trong nước đang hoạt động tốt, có uy tín để mở rộng thị trường, tăng quy mô hoạt động, nhằm giảm thiểu các rủi ro về thị trường và pháp lý khi mở mới các cơ sở giáo dục tại Việt Nam”, ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn thị trường (FiinResearch) của FiinGroup cho biết.
Covid-19 có ảnh hưởng ngắn hạn, nhưng to lớn tới lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Về mặt tiêu cực, trong thời gian giãn cách xã hội, dịch bệnh đã đẩy một số cơ sở giáo dục tư nhân có tiềm lực tài chínhyếu tới nguy cơ thua lỗ, phá sản. Song dịch bệnh cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục cả ở hệ thống trường công lập và tư thục. Các trường đã nhanh chóng thích nghi, chuyển sang hình thức học trực tuyến, qua truyền hình… cùng với các học liệu được số hóa nhằm kết nối học sinh với giáo viên, đảm bảo tính liên tục của hoạt động giảng dạy.
Đây cũng là chiến lược mà Myanmar Strategic Holdings áp dụng cho Wall Street English Việt Nam. Ông Enrico Cesenni cho rằng, việc học từ xa và trực tuyến đã được xem là liệu pháp giáo dục hàng đầu thời Covid-19 khi các trường học buộc phải đóng cửa trong thời gian dài. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc áp dụng phương pháp học từ xa và trực tuyến vẫn chưa phổ biến, không chỉ ở Việt Nam và Myanmar, mà còn trên toàn cầu.
“Chúng tôi nhận thấy xu hướng học tập từ xa đang phát triển với tốc độ nhanh chóng - thậm chí còn nhanh hơn mức ảnh hưởng của Covid-19. Và với dòng vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục ở Myanmar và Việt Nam sẽ hướng đến các tiêu chuẩn giáo dục cao nhất ngay cả trong thời điểm khó khăn này”.
Theo ông Enrico Cesenni, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, bởi thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để hiện đại hóa và tăng trưởng hơn nữa do sự gia tăng thu nhập khả dụng và khả năng chi tiêu của người dân.
Về dài hạn, ông Lê Xuân Đồng cho rằng, lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng tốt và tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài, bởi nhiều yếu tố thuận lợi. Đáng kể là tỷ lệ đô thị hóa và thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định trong các năm tới.
Cùng với đó, mức sống ở các đô thị ngày càng được cải thiện. Các bậc cha mẹ Việt Nam có xu hướng dành ngân sách lớn hơn để con cái họ được hưởng thụ các dịch vụ giáo dục có chất lượng cao từ nhóm các trường tư thục và các trường quốc tế tại Việt Nam, bên cạnh việc đi du học.
Nghị định 86/2018/NĐ-CP cũng cho phép các trường học và nhà trẻ có thể liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài được công nhận với sự chấp thuận và hướng dẫn cụ thể của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ sẽ ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc tích hợp các khóa học trong, ngoài nước và sinh viên tốt nghiệp các khóa học tích hợp đó phải được cấp chứng chỉ có hiệu lực, được công nhận cả ở Việt Nam và nước ngoài…