【bản quyền asian cup 2023】Ngành dệt may và da giày Việt Nam: Cần nâng cao năng lực tiếp cận thị trường EU
Đó là những thông tin vừa được đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU và thực hiện hiệp định FTA Việt Nam - EU”,ànhdệtmayvàdagiàyViệtNamCầnnângcaonănglựctiếpcậnthịtrườbản quyền asian cup 2023 do Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức ngày 25/9.
Năng lực tiếp cận thị trường EU của doanh nghiệp da giày còn hạn chế |
Theo ông Claudio Dordi - Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án EU-MUTRAP, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho GDP của Việt Nam tăng 7-8% vào năm 2025, xuất khẩu tăng 50% vào năm 2020 và 93% vào năm 2025. Trong đó, hàng dệt may tăng 16%, may mặc tăng 40% và đồ da tăng 31%. Tuy nhiên, ông Claudio Dordi khuyến nghị, DN Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại EU, tạo lập thương hiệu quốc gia và tập trung vào những sản phẩm thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định kỹ thuật và an toàn, vệ sinh…
Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Dệt may cho biết, để được nhập khẩu vào EU, sản phẩm dệt may, da giày Việt Nam phải tuân thủ một loạt quy định về quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sản phẩm, dán nhãn hướng dẫn sử dụng và nước xuất xứ... một cách nghiêm ngặt. Hạn chế của DN Việt Nam hiện nay là thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn tư nhân tại thị trường EU; chưa có đầu mối quản lý, cung cấp một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu tuân thủ của các thị trường nhập khẩu…
“Giá trị cốt lõi của các công ty và các nước đang phát triển sản phẩm dệt may, da giày có định hướng xuất khẩu là khả năng xâm nhập được vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua năng lực cạnh tranh. Đổi mới là yếu tố quan trọng để giành lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị, qua đó đáp ứng được các yêu cầu của người mua tại các nước nhập khẩu”,ông Thông nhấn mạnh.
Theo ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, nếu như các nước sản xuất da giày Trung Quốc và các nước châu Á ngày càng phát triển mạnh, không ngừng lên kế hoạch áp dụng tự động hóa trong sản xuất (đơn cử Nike, Adidas… tính đến chuyện sử dụng robot vào lắp ráp giày dép) thì DN Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển theo hướng gia công. Đây là hạn chế lớn, cần phải sớm khắc phục để gia tăng giá trị sản xuất cho ngành da giày.
Ngoài hạn chế nói trên, năng lực kiểm định sản phẩm dệt may, da giày của các tổ chức trong nước đáp ứng các quy định của Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Việt Nam cũng rất hạn chế. Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, thị trường thử nghiệm dệt may - da giày có doanh số tăng trưởng cao và dự báo trong giai đoạn 2015-2020 sẽ đạt mức tăng trưởng 10%/năm. Tuy nhiên 88% thị phần thị trường này bị kiểm soát bởi các công ty thử nghiệm đa quốc gia như BV, Intertex, SGS, TUV. Trong khi đó, mặc dù được đầu tư về năng lực thử nghiệm, trang thiết bị, nhân lực và hệ thống quản lý, các tổ chức thử nghiệm trong nước vẫn gặp một số trở ngại để được công nhận kết quả thử nghiệm ở thị trường các nước nhập khẩu, đặc biệt là tại EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực hàng dệt may, da giày Việt Nam. Đây cũng là khó khăn mà DN xuất khẩu dệt may - da giày trong nước đang phải đối mặt.
Theo bà Xuân, để khắc phục các hạn chế, DN cần chủ động trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hàng hóa của mình; chủ động áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá cho sản phẩm; chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực… Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN đầu tư vào lĩnh vực thử nghiệm qua các cơ chế chính sách mà không vi phạm nguyên tắc cơ bản của các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm phát triển thị trường minh bạch, bình đẳng và an toàn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Xung lực cho hợp tác ASEAN
- ·Hàng loạt công trình sai phạm trên địa bàn Thủ đô
- ·Singapore ưu tiên cải thiện an sinh xã hội và bảo vệ môi trường
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Vì sao Hà Nội vẫn còn 600 căn hộ tái định cư bỏ không?
- ·'Sửng sốt' trước những ngôi nhà độc đáo nhất trên thế giới
- ·'Tái' định cư như 'tái' tập thể cũ
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Vụ chung cư cao cấp Golden Land: Chủ đầu tư lên tiếng
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Hàn Quốc loại Nhật Bản ra khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy
- ·Chung cư Nam Xa La: Tiến độ ‘rùa’ vẫn quyết thu tiền
- ·Chủ dự án LA FONTANA “trốn nợ” nhà đầu tư
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Choáng ngợp 2 khu đô thị nghìn tỷ của Nam Cường vắng bóng cư dân
- ·3 căn hộ nhỏ dưới 40m² nhưng đẹp khó cưỡng nhờ lối thiết kế đơn giản
- ·Hà Nội sẽ đề xuất đánh thuế người mua nhiều nhà
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Mở đường biển mới đi qua Biển Đông, Nga