【kkqbd】Nỗ lực giảm nghèo

时间:2025-01-10 00:10:03 来源:88Point

Báo Cà MauNhững năm qua, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi đã tập trung nhiều nguồn lực và đề ra nhiều giải pháp trong việc hỗ trợ người dân giảm nghèo. Cùng với công tác tuyên truyền, xã còn vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.

Những năm qua, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi đã tập trung nhiều nguồn lực và đề ra nhiều giải pháp trong việc hỗ trợ người dân giảm nghèo. Cùng với công tác tuyên truyền, xã còn vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Tùng Huỳnh Minh Lạc cho biết: “Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, năm qua, xã Thanh Tùng thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, trong đó mỗi ấp đều có phân công cấp uỷ viên phụ trách và mỗi đảng viên của Chi bộ ấp thì nhận giúp đỡ ít nhất 1 hộ nghèo”.

Anh Lê Quốc Tư, ở ấp Thanh Tùng kiểm tra sự phát triển của sò huyết.

Xã tranh thủ với Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện và từ các chương trình, dự án của các ngành, đoàn thể cho 22 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo vay vốn giải quyết việc làm với phương thức tín chấp, với tổng số tiền 700 triệu đồng, bình quân mỗi hộ được vay từ 10 đến 20 triệu đồng. Ðồng thời, tạo điều kiện cho gần 200 người được đi lao động trong và ngoài tỉnh, giải quyết việc làm tại chỗ hơn 350 người; đặc biệt là hiện nay, ở 2 ấp Tân Ðiền B và Tân Ðiền A có 1 đội với 15 thành viên, chuyên đi làm thuê, chủ yếu là sên vuông tôm.

Cách làm hiệu quả đó đã góp phần giảm rõ rệt tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã. Nếu như năm 2013, hộ nghèo của xã là 303 hộ, chiếm hơn 13%, cận nghèo 96 hộ, chiếm gần 4%, thì đến cuối năm 2014, toàn xã chỉ còn 228 hộ nghèo, giảm hơn 3% và cận nghèo còn 66 hộ, giảm hơn 1%.             

Ngoài sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, cộng với ý chí tự lực vươn lên của các hộ nghèo mà trên địa bàn xã đã có không ít hộ thoát nghèo bền vững. Ðiển hình trong số đó có anh Lê Quốc Tư, là hộ nghèo ở ấp Thanh Tùng. Gia đình có 5 công đất nuôi tôm, bình quân mỗi con nước xổ từ 300.000-400.000 đồng. Thu nhập thấp, anh cùng vợ phải làm thêm nghề giăng lưới cá chẽm trên các tuyến sông, những đêm trúng thì cũng có thu nhập từ 100.000-200.000 đồng, nhưng thất nhiều hơn trúng. Mặc dù cật lực lao động, nhưng cuộc sống gia đình anh vẫn khó khăn, vì vừa lo cho bữa ăn hằng ngày, còn phải lo cho 2 đứa con ăn học.

Xét thấy hoàn cảnh gia đình anh Tư khó khăn nhưng chí thú làm ăn, Hội LHPN xã tạo điều kiện cho vợ anh (chị Nguyễn Hồng Ngoan là người dân tộc Khmer) vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện. Có vốn, vợ chồng anh quyết định mua 200 kg sò giống về nuôi. Sau hơn 6 tháng nuôi, anh thu hoạch, trừ chi phí còn lời vài chục triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh còn tận dụng phần đất trống ít ỏi xung quanh nhà để trồng bắp và rau cải vừa cải thiện nguồn rau xanh cho bữa ăn, năm qua cũng có thêm thu nhập khoảng 2 triệu đồng. Kinh tế phát triển, anh Lê Quốc Tư tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.

Ấp Tân Ðiền B có tổng số hơn 340 hộ, trong đó 222 hộ là đồng bào dân tộc Khmer. Năm 2013, toàn ấp còn 81 hộ nghèo, đến cuối năm 2014 giảm còn 74 hộ. Ðể tạo điều kiện và giúp đỡ hộ nghèo nơi đây, Ðảng uỷ xã phân công 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Ðảng uỷ phụ trách và 2 uỷ viên trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo, còn đảng viên trong chi bộ phụ trách từ 2-3 hộ nghèo.

Ðiển hình trong việc nỗ lực thoát nghèo ở ấp Tân Ðiền B có anh Ngô Văn Mực, là hộ nghèo người dân tộc Khmer. Từ 7 công đất sản xuất ban đầu, hiện nay anh đã có trong tay 2 ha đất nuôi tôm, cua, cá kết hợp, bình quân mỗi năm thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Riêng mô hình nuôi sò huyết xen canh của anh bình quân mỗi vụ nuôi thu nhập từ 20-30 triệu đồng. Từ 1 hộ nghèo, nhờ chí thú làm ăn, cần cù lao động, tiết kiệm trong chi xài, mà nay gia đình đã trở thành hộ giàu. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh còn hỗ trợ cho 10 hộ dân tộc nghèo mượn vốn sản xuất, bình quân mỗi hộ từ 4-5 triệu đồng; trực tiếp giúp đỡ 1 hộ dân tộc nghèo.

Sự chỉ đạo quyết tâm của đảng bộ, chính quyền cộng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nghèo đã vươn lên bằng nghị lực của chính mình, góp phần tạo sự thành công trong xoá đói giảm nghèo của xã Thanh Tùng. Ðể hạn chế tình trạng tái nghèo, bên cạnh các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, thì yếu tố quan trọng là địa phương và người dân cần nỗ lực hơn nữa trong sản xuất, chăn nuôi, nắm lấy cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập./.

Bài và ảnh: Thanh Tuấn

推荐内容