TheỨngdụngcngnghệcaotạosứcbậtchonngsảxem kết quả bóng đá tối nayo các chuyên gia, nông nghiệp thời kỳ 4.0 sẽ thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình. Từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đều có thể ứng dụng kỹ thuật số, nhờ đó sẽ giảm công lao động trực tiếp, tiết kiệm vật tư đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy nông dân và doanh nghiệp tiếp cận quá trình này. Cơ giới hóa được xem là khâu then chốt trong thời đại nông nghiệp 4.0. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận một số tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực thường duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn, đóng góp quan trọng vào GDP cả nước. Quá trình phát triển nông nghiệp cũng là một minh chứng tiêu biểu cho thấy tác động và hiệu quả của công nghệ. Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, khoa học công nghệ (KHCN) đã có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10-30%. Điều này góp phần thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Nhận thức về vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, Bộ KH-CN đã chủ động và tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT và các cơ quan có liên quan trong việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH-CN, tháo gỡ nhiều vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Gần đây là Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được ban hành từ năm 2016 nhưng đã tạo ra làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là các startup trẻ tuổi trong lĩnh vực nông nghiệp,... Mặc dù đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức. Đánh giá về thực trạng chuyển giao KHCN trong nông nghiệp, PGS.TS Lê Quốc Thanh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đã nhìn nhận: “Mạng lưới hoạt động chuyển giao KHCN đều được hình thành từ các đơn vị thành viên của Viện. Các kết quả nghiên cứu được chia sẻ giúp hoạt động chuyển giao khá nhanh. Viện đã phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao, như chuyển giao giống lúa OM 5451 cho Tập đoàn Lộc Trời, nhờ đó, lúa OM 5451 đã phát triển trên diện tích rộng lớn của ĐBSCL. Nguồn kinh phí phục vụ cho nghiên cứu được cải thiện thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ khuyến nông, Chương trình Nông thôn mới, Chương trình Nông thôn miền núi. Cơ chế tự chủ đã bắt đầu hình thành tại một số đơn vị thành viên, tạo đà cho việc liên doanh, liên kết trong lĩnh vực chuyển giao KHCN”. Nông nghiệp 4.0: Xu hướng tất yếu ! Ông Lê Quốc Thanh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thẳng thắn nhìn nhận: Một số tồn tại ở Viện như nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chưa chuyên nghiệp, thiếu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Sự liên kết giữa nghiên cứu và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa có chiều sâu. Nhà nước đã quan tâm đầu tư kinh phí cho phát triển nông nghiệp, song đối với các mô hình quy mô lớn, công nghệ cao, nguồn kinh phí vẫn chưa đáp ứng được… Nhiều kết quả nghiên cứu còn là sản phẩm trung gian, cần tiếp tục dành thêm nguồn lực để hoàn thiện trước khi chuyển giao. Cần phải tăng cường đào tạo cán bộ chuyển giao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Đối với nguồn nhân lực, cần đầu tư, hỗ trợ, đặc biệt đối với các dự án sản xuất thử nghiệm (hoàn thiện quy trình), dự án khuyến nông (phát triển sản phẩm), dự án đầu tư (phát triển công nghệ). Đặc biệt, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển giao, khuyến khích xây dựng các mô hình để tiếp nhận tiến bộ KHCN với quy mô lớn theo chuỗi giá trị, tăng cường tính tự chủ cho các đơn vị chuyển giao. Nói về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết: Nông nghiệp thời kỳ 4.0 sẽ thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình. Từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến tiêu dùng đều có thể ứng dụng kỹ thuật số như thiết bị định vị toàn cầu (GPS), điều tiết lượng vật tư, nước tưới theo nhu cầu, giám sát năng suất… Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng: Chúng ta cần chọn lựa các công nghệ sao cho thiết thực và hiệu quả. Việc lựa chọn công nghệ ứng dụng phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng hộ sản xuất. Yếu tố quyết định thành công của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt trong thời kỳ 4.0 là đầu ra của sản phẩm. Về giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Phải đẩy mạnh thị trường KHCN nhằm tạo động lực cho người tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách trong chuyển giao công nghệ bởi chính sách thực chất sẽ giúp chuyển giao công nghệ hiệu quả và dễ dàng hơn.
Bài, ảnh: CAO PHONG |