您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kq tbn2】Kiến nghị giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giúp giải phóng 50.000 tỷ đồng vốn vay

Cúp C19263人已围观

简介Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội đẩy nhanh giải ngân các gói hỗ trợKiến nghị không xử phạt cá nhân chậm ...

Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội đẩy nhanh giải ngân các gói hỗ trợ
Kiến nghị không xử phạt cá nhân chậm nhận hàng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19
Hà Nội xử lý đề xuất,ếnnghịgiảmtỷlệdựtrữbắtbuộcgiúpgiảiphóngtỷđồngvốkq tbn2 kiến nghị của doanh nghiệp FDI
Nguồn doanh thu từ hoạt động dịch vụ tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trong 9 tháng 2021. Ảnh: Internet
Lãi suất đã giảm nhưng vẫn chưa nhiều. Ảnh: Internet

Theo báo cáo nghiên cứu mới đây của nhóm nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nền kinh tế hiện đang đứng trước yêu cầu hồi phục kinh tế một cách vững chắc trong bối cảnh chấp nhận “sống chung với Covid-19”.

Tuy nhiên, nhận xét về chính sách tiền tệ, các chuyên gia này cho rằng, lãi suất cho vay mặc dù đã được giảm nhưng vẫn còn ở mức cao và cao hơn so với các nước trong khu vực. Công cụ dự trữ bắt buộc chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành linh hoạt nên chưa phát huy hiệu quả trong việc tăng khả năng cung ứng tín dụng, giảm chi phí tín dụng, tăng khả năng tạo tiền để từ đó tác động làm giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế.

“NHNN duy trì quá lâu công cụ hành chính là hạn mức tín dụng, thậm chí là thông báo kế hoạch “nhỏ giọt”, tạo ra cơ chế xin cho của NHNN đối với ngân hàng thương mại”, nhóm các nhà khoa học nêu rõ.

Ngoài ra, báo cáo còn cho rằng, do tác động của đại dịch, tỷ lệ nợ xấu kể cả nợ đã trích dự phòng rủi ro và bán cho VAMC tiềm ẩn tăng cao, đặt ra những thách thức mới trong năm 2022 khi các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, dư địa vận dụng Nghị quyết 42 không còn.

Cũng theo các chuyên gia này, đợt dịch thứ tư kéo dài và diễn biến phức tạp làm cho nhiều doanh nghiệp không còn sức chống đỡ và phải rời khỏi thị trường. Do vậy, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững.

Hơn nữa, dư địa chính sách dần thu hẹp, nên các chính sách cần hướng các giải pháp cũng như nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến các doanh nghiệp, các khu vực khác của nền kinh tế; các doanh nghiệp hạt nhân của các chuỗi cung ứng.

Nhóm nhà khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân còn khuyến nghị, NHNN nghiên cứu để giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong 2 tháng cuối năm 2021 và giảm tiếp 0,5% trong quý 1/2022. Điều này sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Bởi chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng để cho vay đối với nền kinh tế, chưa tính đến chi phí tín dụng của các tổ chức tín dụng sẽ giảm xuống.

NHNN cũng nên nghiên cứu để bỏ hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng đáp ứng được các tiêu chí của Basel II và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhằm giải phóng năng lực và tăng tính chủ động trong việc cấp tín dụng lành mạnh của các tổ chức tín dụng đó.

Về chính sách tài khóa, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan chức năng cần ban hành và thực thi khẩn trương các chính sách nhằm hỗ trợ các chi phí phòng dịch, các chi phí tái tổ chức hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Tags:

相关文章