您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bang xep hang 2 ha lan】Khẳng định vai trò của Hải quan Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh quốc gia 正文

【bang xep hang 2 ha lan】Khẳng định vai trò của Hải quan Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh quốc gia

时间:2025-01-25 20:56:50 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn. Nhân dịp kỷ niệm 73 năm thành lập Hải quan Việt N bang xep hang 2 ha lan

khang dinh vai tro cua hai quan viet nam trong tao thuan loi thuong mai va bao dam an ninh quoc gia

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn.

Nhân dịp kỷ niệm 73 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945-10/9/2018),ẳngđịnhvaitròcủaHảiquanViệtNamtrongtạothuậnlợithươngmạivàbảođảmanninhquốbang xep hang 2 ha lan Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Hải quan xoay quanh bước chuyển mình mạnh mẽ của Hải quan Việt Nam trên chặng đường xây dựng và phát triển.

Cải cách, đồng hành cùng doanh nghiệp

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các hoạt động của toàn Ngành, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn luôn đặt ra yêu cầu đối với toàn lực lượng là phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý. Quan điểm chỉ đạo đó được cụ thể hóa trong kết quả công tác ở mọi lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của toàn Ngành thời gian vừa qua.

Ngay sau khi đất nước ta giành độc lập, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của công tác Hải quan và sớm thành lập Hải quan Việt Nam để đảm đương các trọng trách trong tiến trình đấu tranh, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Tổng cục trưởng chia sẻ thêm về vai trò của Hải quan Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước trong 73 năm qua?

Cách đây 73 năm, ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập “Sở Thuế quan và Thuế gian thu”- tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của Hải quan Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với sự tồn tại và phát triển của chính quyền Nhà nước, khẳng định chủ quyền quốc gia về kinh tế đối ngoại của nước ta.

Giai đoạn 1945-1954, từ nhiệm vụ đơn thuần là thu thuế xuất nhập khẩu (XNK), Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hòa giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu.

Giai đoạn 1954-1975, Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hóa phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hóa viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước, ở cảng biển, sân bay quốc tế, bưu cục ngoại dịch, trạm chở hàng… Trước yêu cầu đó, ngày 30/8/1984, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn Nghị quyết 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập của đất nước, đặc biệt kể từ năm 2002, khi trực thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tập trung nguồn lực thực hiện đồng thời cả 2 nhiệm vụ quan trọng là quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Trên chặng đường đi qua đã ghi nhận nhiều dấu mốc quan trọng gắn liền với lịch sử của đất nước, có cả cơ hội và thách thức, nhất là trong giai đoạn Việt Nam tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới. Những thách thức đặt ra cũng tạo cơ hội, là động lực cho sự phát triển của Hải quan Việt Nam.

73 năm qua là chặng đường nỗ lực phấn đấu không ngừng của nhiều thế hệ CBCC, viên chức, người lao động của Ngành để xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam từ thủ công thô sơ tiến lên hiện đại, trở thành một trong những ngành tiên phong triển khai chủ trương cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa của Chính phủ.

Thưa Tổng cục trưởng, có thể nói, vai trò của Hải quan trong tạo thuận lợi thương mại ngày càng được khẳng định rõ nét, Tổng cục trưởng có thể phân tích, đánh giá rõ hơn về công tác này?

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ được giao, vai trò, trách nhiệm và khối lượng công việc của Hải quan Việt Nam ngày một nặng nề hơn.

Để đảm đương tốt nhiệm vụ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp.

Trước tiên là việc hoàn thiện về mặt thể chế theo hướng tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan hiện đại. Năm 2018, xác định công tác hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, ngay từ đầu năm, Tổng cục đã rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hải quan, qua đó, xác định có 16 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.

Đến nay, ngành Hải quan đã soạn thảo, trình Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 Nghị định và 2 Quyết định: Nghị định 12/2018/NĐ-CP; Nghị định 59/2018/NĐ-CP; Nghị định 84/2018/NĐ-CP; Quyết định 10/2018/QĐ-TTg; Quyết định số 20/2018/ QĐ-TTg.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính ban hành 4 Thông tư: Thông tư 39/2018/TT-BTC; Thông tư 38/2018/TT-BTC; Thông tư 50/2018/TT-BTC; Thông tư 728/2018/TT-BTC.

Đặc biệt, Nghị định 59 và Thông tư 39 là những văn bản cốt lõi trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và đưa ra nhiều quy định mới để tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Đối với vấn đề tạo thuận lợi, các văn bản quy định rõ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; thay đổi phương thức khai, nộp hồ sơ hải quan, thời gian giải quyết thủ tục hành chính để đảm bảo đồng bộ trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử...

Đồng thời, đưa ra một số quy định nâng cao năng lực quản lý và có giải pháp kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan.

Bên cạnh hoàn thiện về mặt thế chế, đâu là những dấu ấn nổi bật thể hiện việc ngành Hải quan tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thưa Tổng cục trưởng?

Tạo thuận lợi thương mại là một phạm trù lớn đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành. Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Tổng cục Hải quan đã nỗ lực làm tốt công tác tham mưu, đề xuất Chính phủ, Ủy ban 1899 nhiều giải pháp và tổ chức điều phối thực hiện các chỉ đạo này trong phạm vi cả nước.

Chúng ta đã phối hợp với các bộ, ngành tích cực triển khai các thủ tục mới, mở rộng phạm vi, số lượng DN tham gia đối với các thủ tục đã thực hiện trên NSW đáp ứng mục tiêu và tiến độ nêu tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Đồng thời, từ 1/1/2018, Việt Nam chính thức trao đổi C/O form D với 4 quốc gia trong khu vực gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan thông qua ASW.

Đặc biệt, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chủ trì xây dựng nội dung để tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại”. Đây là Hội nghị toàn quốc đầu tiên về cơ chế một cửa và tạo thuận lợi thương mại do đích thân Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Sau Hội nghị, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện, trình Bộ Tài chính, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua NSW, ASW và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; Kế hoạch hành động thúc đẩy NSW, ASW, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

Mục tiêu quan trọng đặt ra là hết năm 2018, phải kết nối 138 thủ tục mới vào NSW, nâng tổng số thủ tục tham gia lên 191.

Cùng với đó, chúng ta tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách, tạo thuận lợi như tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác...

Đặc biệt, ngành Hải quan đang nỗ lực đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng của quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp. Việc đổi mới tư duy từ xem DN là đối tượng quản lý sang đối tác để đồng hành, phục vụ là một đột phá được cộng đồng DN đánh giá cao.

Với tinh thần cải cách, Tổng cục Hải quan luôn lắng nghe ý kiến của DN, qua đó đưa ra giải pháp tạo thuận lợi cho DN nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh. Thông điệp được thể hiện xuyên suốt của Tổng cục Hải quan là tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN tuân thủ theo đúng pháp luật.

Đảm bảo an ninh, an toàn

Xin Tổng cục trưởng phân tích, đánh giá cụ thể hơn về những chuyển biến nổi bật trong đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả đấu tranh trên mặt trận chống buôn lậu?

Cùng với nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại, toàn Ngành phải luôn xác định công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều hình thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vi phạm sở hữu trí tuệ, vận chuyển hàng cấm…

Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cũng chính là góp phần tạo thuận lợi cho các DN làm ăn chân chính, đảm bảo an ninh, an toàn cho cộng đồng.

Về công tác quản lý, giám sát, một dấu ấn đậm nét là việc toàn Ngành đang đẩy mạnh thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động. Theo kế hoạch, ngày 30/9/2018 sẽ cơ bản thực hiện trên phạm vi cả nước. Hệ thống bước đầu tạo sự chuyển biến căn bản trong phương thức thực hiện nghiệp vụ của lực lượng Hải quan. Đồng thời giúp cơ quan Hải quan kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan như DN kinh doanh kho, bãi, cảng; hãng tàu; đại lý vận tải… từ đó quản lý một cách hiệu quả các lô hàng XNK trong suốt quá trình vận chuyển kể từ khi phương tiện vào lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cho đến khi lô hàng được thông quan hoặc tái xuất khỏi nước ta.

Với cộng đồng DN kể cả DN XNK và các DN kinh doanh kho, bãi, cảng, Hệ thống góp phần cải cách, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động.

Về công tác kiểm soát, chống buôn lậu, với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong Ngành triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng, trong đó tập trung vào: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm…

Với hàng loạt giải pháp nêu trên, toàn Ngành tiếp tục điều tra, xử lý hàng nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng, trong đó có nhiều vụ vi phạm có trị giá tang vật lên đến hàng tỷ đồng; nhiều vụ vận chuyển hàng cấm là ma túy, động vật hoang dã, vũ khí, tài liệu phản động, thực phẩm bẩn…

Đặc biệt, những tháng vừa qua, lực lượng Hải quan đã đấu tranh, triệt phá thành công nhiều vụ vận chuyển trái phép chất ma túy có số lượng tang vật lớn. Nhất là vụ vận chuyển 119 kg concain từ nước ngoài về Việt Nam (tháng 5/2018) với phương thức, thủ đoạn mới so với trước đây là ngụy trang trong container phế liệu tại khu vực cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là vụ triệt phá đường dây vận chuyển concain lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay.

Thưa Tổng cục trưởng, quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện nhiều sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách đối với hàng hóa XNK để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Câu chuyện tồn đọng phế liệu nhập khẩu tại cảng biển những tháng vừa qua là một ví dụ. Tổng cục trưởng có thế cho biết rõ hơn về nội dung này?

Thông qua công tác quản lý nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện nhiều bất cập, sơ hở về chính sách pháp luật và kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung như vấn đề liên quan đến hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng quá cảnh; hàng hóa chuyển cửa khẩu… Gần đây là câu chuyện tồn đọng phế liệu đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận và nhận được sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.

Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đưa ra những chỉ đạo quyết liệt trong quản lý phế liệu nhập khẩu, tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá những sơ hở trong hệ thống văn bản pháp luật và khâu tổ chức thực hiện.

Đồng thời, ngành Hải quan đã thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời, không để lọt vào nội địa các lô rác thải, không đạt tiêu chuẩn gây nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, điều này thể hiện rõ vai trò của cơ quan Hải quan trong đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, đây cũng là một trong các chức năng quan trọng của cơ quan Hải quan hiện đại.

Cách mạng về tổ chức bộ máy gắn với xây dựng lực lượng

Xin Tổng cục trưởng cho biết, Tổng cục Hải quan đã thực hiện các Nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy như thế nào?

Tổng cục Hải quan rất chú trọng công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Khóa XII về sắp xếp, tinh giản, tinh gọn bộ máy, tổ chức, và đạt nhiều kết quả tích cực.

Chúng ta thực hiện quyết liệt, đồng bộ, đảm bảo khoa học, chặt chẽ để không gây xáo trộn công việc, làm ảnh hưởng đến hoạt động XNK.

Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định quy định cơ cấu tổ chức của các chi cục hải quan, đội kiểm soát và đơn vị tương đương trực thuộc 35 cục hải quan địa phương và Cục Kiểm định Hải quan, qua đó tinh giản được 239 đội (tổ). Đây là một trong những đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy quy mô lớn nhất của ngành Hải quan.

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn chặt với đẩy mạnh ứng CNTT, xây dựng đề án vị trí việc làm nên việc thực hiện thủ tục XNK, công tác quản lý, giám sát và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ vẫn được đảm bảo.

Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ rà soát, báo cáo Bộ Tài chính phương án sắp xếp lại chi cục hải quan và đơn vị tương đương thuộc cục hải quan theo Quyết định 2015/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Dự kiến, giảm tối thiểu 10 chi cục hải quan. Đồng thời, báo cáo Bộ Tài chính phương án sắp xếp, tổ chức lại các cục hải quan theo tiêu chí tại Nghị định 36/2015/NĐ-CP...

Những kết quả đạt được vừa qua là tích cực, rõ nét, nhưng yêu cầu công việc đặt ra cho toàn Ngành luôn hết sức nặng nề, thời gian tới toàn lực lượng cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Tổng cục trưởng?

Cùng với sự đổi mới, phát triển của đất nước, những biến động khó lường của tình hình thế giới luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với ngành Hải quan. Ngoài các nội dung công việc thường xuyên được lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo xuyên suốt từ đầu năm, từ nay đến cuối năm 2018, tôi đề nghị các đơn vị nỗ lực thực hiện tốt các vấn đề trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến lĩnh vực Hải quan, XNK... Hoàn thiện các đề án trình Chính phủ, Bộ Tài chính đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng.

Tiếp tục phát huy tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo 1899 và Cơ quan Thường trực 389 của Bộ Tài chính...

Thứ hai, thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, cần thực hiện tốt các giải pháp về quản lý giá, mã, tăng cường chống thất thu, thu hồi nợ đọng, phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu dự toán 283.000 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động từ cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế.

Thứ ba, triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của Hệ thống quản lý hải quan tự động.

Thứ tư, tiếp tục kiểm soát và xử lý hiệu quả đối với phế liệu nhập khẩu.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là kịp thời xác lập các kế hoạch đấu tranh dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sắp tới...

Nhân dịp 73 năm thành lập Hải quan Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tôi trân trọng gửi tới CBCC, người lao động của ngành Hải quan qua các thời kỳ lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc và Thành công. Chúng ta khẳng định sự tin tưởng Hải quan Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh quốc gia; xứng đáng với sự tin cậy, giao phó của Đảng, Nhà nước và nhân dân!

Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!

Thưa Tổng cục trưởng, những giải pháp tích cực của ngành Hải quan gần đây có vai trò cụ thể thế nào trong góp phần cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia?

Những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan đã góp phần mang lại những kết quả tích cực, cụ thể cho cộng đồng DN XNK.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD.

Kết quả tích cực nêu trên góp phần quan trọng vào cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 2017, Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế; môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế... đó là những thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được.

Ngoài ra, theo Báo cáo đánh giá Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 (APCI 2018), do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, ngành Hải quan có những bước tiến vượt bậc, được xếp thứ hạng cao trong nhóm 3 vị trí dẫn đầu các bộ, ngành Trung ương. Kết quả này phản ánh những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020; và những chỉ đạo của Chính phủ theo các Nghị quyết 19 từ 2014 đến nay, và Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.