“Điêu đứng” vì hàng ngoại
Trong giai đoạn 2014-2015,ềmnăngpháttriểnhàngtiêudùkết quả trực tiếp hôm nay ngành hàng tiêu dùng nhanh có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng có sự tăng trưởng rất khác nhau giữa các nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh như: Đồ uống, thực phẩm, sữa, thuốc lá, các mặt hàng chăm sóc gia đình (bột giặt, dầu gội đầu, sữa tắm)… Song những con số được ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) nêu ra dưới đây cho thấy tiềm năng của ngành hàng này ở Việt Nam là rất lớn. Cụ thể, tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam dự tính sẽ tăng lên đến 140 tỷ USD vào năm 2016, trong đó tốc độ tăng trưởng chi tiêu thực của người tiêu dùng trong giai đoạn 2011-2016 với hàng tiêu dùng là 6%, ngành thực phẩm và đồ uống khác là 3%... Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh bởi tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức. Đó là việc hội nhập sâu rộng khiến thuế suất NK của nhiều mặt hàng giảm về 0%, trong đó có mặt hàng tiêu dùng nhanh, tạo áp lực không nhỏ đối với DN sản xuất trong nước, khi hàng hóa nước ngoài giá cả, mẫu mã, công nghệ… cạnh tranh hơn hàng nội.
Bà Nga đưa ra dẫn chứng, trong số các mặt hàng NK tiêu thụ tại thị trường trong nước (tính về số lượng), hàng NK từ Trung Quốc đang đứng đầu về số lượng hàng ngoại tại thị trường Việt Nam, tiếp đến là hàng Thái Lan. “Sản phẩm may mặc, đồ dùng gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt tại gần 8.600 chợ trên cả nước và chiếm ưu thế so với những sản phẩm NK từ các nước khác. Lợi thế của hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan là đa dạng chủng loại, mẫu mã phong phú và giá cả cạnh tranh”, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho hay. Ngoài ra, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam còn có sự hiện diện sản phẩm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức...
Về phía DN, ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết, năm 2014, giấy NK từ Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản đạt khoảng 150.000 tấn, nhưng 6 tháng đầu năm 2015, lượng hàng NK đã đạt 85.000 tấn, bằng 123% cùng kỳ năm 2014. Thuế suất giấy NK đang là 0-1%. Những thống kê trên cho thấy, hàng nội không phải đứng trước nguy cơ cạnh tranh với hàng ngoại, mà “cuộc chiến” đã thực sự bắt đầu.
Cùng với việc hàng ngoại tràn vào ồ ạt, tâm lý của một nhóm người tiêu dùng vẫn còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam do tâm lý sính ngoại vẫn còn tồn tại. Trong hoạt động phân phối sản phẩm, các DN còn quá chú trọng đến phát triển thị trường khu vực thành thị, chưa chú trọng phát triển thị trường khu vực nông thôn. Cụ thể, mặt hàng sữa bột Việt Nam hầu như được phân bố chủ yếu tại khu vực thành thị (chiếm 70% sản lượng và 80% doanh thu).
Nhiều việc phải làm
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa cho hàng tiêu dùng nhanh, ông Đức cho rằng, các cơ quan chức năng của Chính phủ cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các DN và hiệp hội DN làm cơ sở để DN có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Các cơ quan Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế cần tăng cường chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu… bởi tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng dành cho các hàng hóa nội địa, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng nhanh có hiệu suất tiêu dùng lớn trên thị trường. Còn theo ông Hoàng Mạnh Ánh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà, Bộ Công Thương cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tăng cường kết nối giữa các DN sản xuất, phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa; hỗ trợ các DN phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa và hướng đến XK.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Nga nhìn nhận, ngoài việc DN đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các DN trong việc mở rộng, phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam. Bởi lẽ phần lớn các DN Việt hiện nay là DN nhỏ và vừa nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới bán hàng như: Khó khăn về cơ sở hạ tầng để phát triển mạng lưới bán hàng, khó khăn trong tiếp cận mặt bằng, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đến vùng sâu, vùng xa... Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực và đồng bộ đối với các DN nhỏ và vừa về quảng bá, tuyên truyền, tài chính, mặt bằng...
Đóng góp thêm ý kiến trước tình trạng các đối thủ liên tiếp “uy hiếp” thị phần của công ty bằng các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, ông Kagoshima Shigeto, Giám đốc khối Marketing, Công ty Acecook Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần đưa ra quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết, minh bạch trong các nội dung quy định về cấp phép quảng cáo, chất lượng.