您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả bóng đá ngoại hạng anh mới nhất hôm nay】Chúng tôi là công bộc của nhân dân Bài 1: Cuộc chiến thầm lặng 正文

【kết quả bóng đá ngoại hạng anh mới nhất hôm nay】Chúng tôi là công bộc của nhân dân Bài 1: Cuộc chiến thầm lặng

时间:2025-01-11 20:39:52 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Tạm nén tình mẫu tử thiêng liêng, gửi 3 con thơ cho gia đình và vú nuôi, chị Nguyễn Thị Mộng Hằng, Ð kết quả bóng đá ngoại hạng anh mới nhất hôm nay

Tạm nén tình mẫu tử thiêng liêng,úngtôilàcôngbộccủanhândânBàiCuộcchiếnthầmlặkết quả bóng đá ngoại hạng anh mới nhất hôm nay gửi 3 con thơ cho gia đình và vú nuôi, chị Nguyễn Thị Mộng Hằng, Ðiều dưỡng trưởng Khoa Khống chế nhiễm khuẩn (Trung tâm Y tế huyện Thới Lai ) vào Bệnh viện (BV) dã chiến huyện để chăm sóc bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Tạm xa vợ trẻ, con thơ, Ðại úy Thái Thanh Ðiền, cán bộ Công an xã Trường Long, huyện Phong Ðiền lên đường nhận nhiệm vụ truy vết người bị nhiễm SARS-CoV-2. Cũng như chị Hằng, anh Ðiền, nhiều cán bộ, đảng viên tại TP Cần Thơ nhiều tháng liền xa gia đình, ngày đêm tận tụy làm việc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”...

Trong “cuộc chiến” muôn vàn khó khăn với kẻ thù vô hình SARS-CoV-2, nhiều cán bộ, đảng viên, lực lượng tuyến đầu chống dịch đã bất chấp hiểm nguy, làm việc quên mình vì sự bình an, no ấm của nhân dân. Trong những thời điểm gian nan, phải liên tục đối phó, xử lý với những tình huống bất ngờ, khó khăn từ nhiều phía, chính sự gương mẫu, kiên cường, vững vàng trên trận tuyến chống dịch của những “chiến sĩ” thầm lặng - những “công bộc của nhân dân” - đã tiếp thêm động lực, niềm tin cho các đồng nghiệp, cộng sự và nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh...

Anh Đinh Quyết Thắng, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường An Thới, quận Bình Thủy, tự lái xe đi trao quà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Cứu người như cứu hỏa

Hơn 2 tháng làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại BV dã chiến huyện Thới Lai, chị Nguyễn Thị Mộng Hằng, 40 tuổi, Ðiều dưỡng trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trung tâm Y tế huyện Thới Lai, xem đó là khoảng thời gian tôi luyện bản thân thêm vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Hằng ngày, trong bộ đồ bảo hộ kín bưng, nóng hầm hập, mồ hôi ướt cả người, chị liên tục di chuyển qua các phòng bệnh để phát thuốc, chăm sóc, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc; hỗ trợ cấp phát cơm hằng ngày và quà hỗ trợ cho bệnh nhân. Thời gian đầu BV dã chiến mới thành lập, chưa phân tầng điều trị, có lúc cao điểm phải tiếp nhận điều trị đến 161 bệnh nhân, vượt 61 bệnh nhân so với sức chứa của BV. Chị và các y bác sĩ phải làm việc liên tục đến 2-3 giờ sáng, có lúc kiệt sức ngã quỵ. Nghĩ tới bao người bệnh đang cần mình, chị gạt đi mệt nhọc, tiếp tục công việc. Nhìn sự kiên cường của chị, mấy ai thấu nỗi lo đau đáu của người mẹ khi rời xa 3 con nhỏ. Chị Hằng chia sẻ: “Sau khi ly hôn, chồng tôi cưới vợ mới, cả 3 con thơ đều theo tôi ra ở nhà trọ. Trước khi lên đường vào BV dã chiến, tôi gửi 2 đứa con lớn về bên nội và thuê vú nuôi nấng con út. Ðã 64 ngày liền tôi không về thăm con, nhiều đêm mẹ con nhớ nhau chỉ biết khóc qua điện thoại...”.   

Là một trong những người có sức khỏe tốt, nhưng bác sĩ Ngô Chí Trung (Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thới Lai) cũng đã vài lần ngất xỉu khi làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại BV dã chiến huyện. Trong bộ đồ bảo hộ dày cộm, anh đứng và di chuyển liên tục để chăm sóc bệnh nhân, đến nỗi máu dồn xuống đôi chân sưng phù. Vậy mà, khi người bệnh cần, anh luôn có mặt với nụ cười thân thiện. Mỗi ngày, sau khi khám bệnh, hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân, anh lại đi phân phát cơm cháo, nước uống. Hằng đêm, anh đi kiểm tra, ân cần mắc mùng cho bệnh nhân. Cũng như chị Hằng, ít ai ngờ vị bác sĩ luôn truyền cảm hứng lạc quan, tích cực đến mọi người ấy cũng riêng mang gánh nặng trong lòng. Anh Trung bộc bạch: “Hoàn cảnh kinh tế gia đình tôi rất khó khăn. Vợ tôi bỏ nhà đi 6 tháng nay, để lại 3 con thơ cho tôi chăm sóc. Tôi tạm gửi các con cho hai bên nội ngoại nuôi nấng để vào BV dã chiến. Ðã 64 ngày tôi chưa về nhà. Tôi cũng thường trò chuyện với các con qua Zalo video để đỡ nhớ nhau…”.

Bác sĩ Lê Thị Ðức Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, Phó Giám đốc BV dã chiến huyện Thới Lai, cho biết: Sự tận tâm làm việc, phục vụ bất chấp hiểm nguy của 105 y, bác sĩ tại BV giúp việc cứu chữa cho bệnh nhân kịp thời và có hiệu quả. Tất cả 347 bệnh nhân nhập viện đều được điều trị khỏi bệnh, chỉ 2 bệnh nhân tử vong do mắc bệnh nền.

Theo ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc phụ trách, điều hành Sở Y tế thành phố, đến ngày 10-10-2021, thành phố có 6.052 người nhiễm SARS-CoV-2. Các bệnh viện dã chiến và các cơ sở y tế với hàng ngàn y bác sĩ đã điều trị khỏi bệnh cho hơn 5.200 người, chỉ có 95 người tử vong, số còn lại đang điều trị.

Kiên trì bám trụ, truy vết

Ở các địa phương, nhiều cán bộ, đảng viên, lực lượng tại chỗ ngày đêm căng mình chống dịch. Tại phường Tân An, quận Ninh Kiều (nơi xuất hiện người nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên trên địa bàn thành phố), khi xuất hiện thêm nhiều ca F0, phường đã tiến hành phong tỏa 10 điểm, lập 13 chốt kiểm soát dịch. Lực lượng tham gia bảo vệ chốt phong tỏa và chốt kiểm soát dịch là cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự, dân quân và bảo vệ dân phố của phường.

Ông Nguyễn Văn Thuận là một trong những bảo vệ dân phố tích cực, ngày đêm bám trụ tại chốt kiểm soát hẻm 72, đường Nguyễn Trãi. Công việc trực chốt vất vả, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao; đôi khi phải đối phó với một số đối tượng muốn “thông chốt” tỏ ra hung hăng, nhưng ông Thuận không nản lòng. Tối 14-9, đối tượng Trương Ngọc Long gây rối tại chốt, ông Thuận giải thích và kiên quyết không cho Long ra ngoài. Bất ngờ, Long rút dao đâm một nhát vào lưng ông Thuận. Ngay sau đó, Long đã bị các lực lượng tước hung khí, bắt giữ; ông Thuận được đưa vào BV cấp cứu. Khi lãnh đạo thành phố đến BV thăm hỏi, động viên và tặng Giấy khen cho ông, dù chưa khỏe, nhưng ông Thuận vẫn bày tỏ quyết tâm: “Khi xuất viện, tôi sẽ tiếp tục trực chốt, tuần tra kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân…”. Theo ông Vũ Xuân Hải, Bí thư Ðảng ủy phường Tân An, nhờ các cán bộ, đảng viên, nhất là những người làm nhiệm vụ tại các chốt phòng, chống dịch không sợ nguy nan, kiên trì bám trụ cả ngày lẫn đêm để kiểm soát người ra vào địa bàn đã góp phần khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.

Trong đại dịch COVID-19, những phẩm chất cao quý của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân càng tỏa sáng. Trong đó, có câu chuyện cảm động về Ðại úy Thái Thanh Ðiền, cán bộ Công an xã Trường Long, huyện Phong Ðiền. Hằng ngày, bên cạnh tham gia trực chốt kiểm soát và tuần tra khắp địa bàn để tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống dịch, anh Ðiền đã cùng lực lượng truy vết, hỗ trợ đưa 19 người nhiễm SARS-CoV-2 đi điều trị và cách ly. Chúng tôi gặp anh Ðiền khi anh đang hỗ trợ Tổ Y tế xã đưa bà Phan Thị Thúy, ở ấp Trường Thọ 2A, bị nhiễm SARS-CoV-2 đi điều trị. Bà Thúy bị tâm thần nhẹ nên khi thấy anh Ðiền cùng Tổ y tế đến nhà, bà hoảng sợ bỏ trốn ra sau vườn. Với sự vận động và thuyết phục của anh Ðiền, bà Thúy được đưa lên xe đến BV dã chiến huyện để điều trị. Do bà Thúy không chịu đeo khẩu trang nên ngay sau đó, anh Ðiền phải cách ly 14 ngày tại đơn vị. Anh Ðiền bộc bạch: “Nhà tôi chỉ cách đơn vị 2km, nhưng hơn 2 tháng nay tôi không dám về nhà thăm vợ con. Vài lần, tôi mua thức ăn, sữa, tã đặt trước cổng nhà rồi vội đi ngay...”.

Việc nước trước việc nhà

Lực lượng dân quân tự vệ thành phố cũng là những “chiến sĩ” trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Hàng ngàn chiến sĩ “sao vuông” không sợ hiểm nguy, ngày đêm âm thầm bám sát địa bàn, thực hiện nhiệm vụ. Ðiển hình như anh Ðinh Quyết Thắng, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường An Thới, quận Bình Thủy. Vợ anh làm kỹ thuật viên của BV, cũng ở tuyến đầu chống dịch. Ðể cùng nhau “ra trận”, vợ chồng anh tạm gửi con gái 2 tuổi nhờ bà ngoại chăm sóc. Hôm chúng tôi đến phường, cũng là lúc anh Thắng vừa phối hợp với Tổ Y tế đưa 1 người nhiễm SARS-CoV-2 đi điều trị. Về đến đơn vị trong bộ đồ ướt sũng vì mưa dông kéo dài, anh Thắng ăn vội bữa cơm tối tại bếp ăn của đơn vị rồi lại hối hả lên đường tuần tra. Khi các nhà hảo tâm hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm, anh Thắng mượn xe tải của bạn bè, trực tiếp lái xe đi cấp phát thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn trong phường. Suốt 3 tháng dịch COVID-19 bùng phát, cũng là ngần ấy thời gian anh Thắng chưa về thăm nhà. Anh Thắng thổ lộ: “Chưa hết dịch, phường chưa trở thành “vùng xanh” an toàn, dù thương nhớ vợ con thì tôi vẫn chưa thể về nhà”. Anh Thắng và nhiều “chiến sĩ” ở tuyến đầu chống dịch mà chúng tôi từng gặp tựa như những “lá chắn thép” góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.  

(Còn tiếp)

Bài 2:  Lan tỏa yêu thương

Bài, ảnh: ANH DŨNG