Ðại biểu HÐND thành phố đề nghị xây dựng quy hoạch,Ðềnghịquyhoạchpháttriểnvùngnguyênliệutậptrungquymôlớkèo 1-1.5 là gì kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn để đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ÐBSCL khi đi vào hoạt động. Nội dung trả lời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố như sau: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tích hợp vào quy hoạch của thành phố quy hoạch các vùng sản xuất tập trung trên lúa, rau màu và cây ăn trái; thủy sản; chăn nuôi; phối hợp địa phương hỗ trợ trong công tác xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Cụ thể: hỗ trợ xây dựng điểm trình diễn sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP tại vùng chuyên canh sản xuất rau tại phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt và xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ, với quy mô 2 điểm sản xuất rau, hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, tư vấn, lấy mẫu, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Áp dụng việc sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Hỗ trợ Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Nhơn Ái và xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Ðiền hỗ trợ cho hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp với du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Ðiền. Phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ áp dụng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác chọn tạo giống lúa trong xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao phục vụ nhãn hiệu Gạo Cần Thơ. TP Cần Thơ có khoảng 37.000 hộ và trang trại chăn nuôi, trong đó có 285 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đã xây dựng thành công 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên heo, bò và 9 mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nhằm giúp các cơ sở chăn nuôi giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của thị trường trong và ngoài thành phố; dự kiến hỗ trợ xây dựng 5 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn VietGAHP. Ðối với nuôi thương phẩm, nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, thành phố đã áp dụng các quy phạm thực hành nuôi tốt, quy trình nuôi tiên tiến, các biện pháp nuôi đảm bảo an toàn môi trường, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nuôi như áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, BAP, BMP, ASC,... Tính đến thời điểm này, tổng diện tích nuôi thủy sản an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của TP Cần Thơ đạt 220,4ha, bao gồm: 206,6ha VietGAP và 13,8ha BAP+ASC (trong đó có 3,85ha ASC). |