| Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp”.
|
Hôm nay,àikhoảndoanhnghiệpđăngkýsửdụngCổngdịchvụcôngquốcgiacònthấbxh bd tho nhi ky ngày 19/5, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Ngân hàngThế giới, Chính phủ Australia (thông qua chương trình đối tác chiến lược Australia - Ngân hàng thế giới (ABP2) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp”. Phát biểu tại sự kiện, ông Mai tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chín của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “Cổng dịch vụ công quốc gia đã đem lại lợi ích lớn cho người dân và doanh nghiệp. Là kênh hữu hiệu nhất để thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính công. Là đầu mối kết nối với các cổng thông tin bộ ngành, cung cấp dịch vụ công cho người dân doanh nghiệp phù hợp với từng điều kiện của từng nhóm đối tượng”. Theo đó, từ 8 dịch vụ ban đầu, Cổng dịch vụ công quốc gia đã nâng cấp lên hơn 400 dịch vụ với hơn 200 dịch vụ cho doanh nghiệp như đăng ký, cấp giấy chứng nhận hàng hoá, điện trung áp cho doanh nghiệp, hạ áp cho người dân, thuế phí trước bạ, nộp phạt giao thông đường bộ… Từ ngày 12/5, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, bao gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; Kê khai gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; Kê khai gia hạn nộp thuế cá nhân; Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trong thực hiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Việc cung cấp các thủ tục liên quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ cho các đối tượng ảnh hưởng do dịch Covid-19 thể hiện sự triển khai kịp thời, quyết tâm của Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan, bộ ngành cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước Người phát ngôn Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, tổng chi phí xã hội tiết kiệm khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia là hơn 3.000 tỷ đồng. Qua tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các Bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chínhliên quan. Cùng việc thúc đẩy thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, ưu điểm rất lớn của việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia là tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch. Quá trình giải quyết được thông tin tới các doanh nghiệp, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tỷ lệ tài khoản doanh nghiệp còn rất thấp trong tổng số tài khoản đăng ký trên cổng dịch vụ công quốc gia, cụ thể chỉ khoản 1.142 tài khoản doanh nghiệp trong tổng số 142.000 tài khoản đăng ký. “Do đó, cần xem xét lại, đã tiện lợi cho doanh nghiệp chưa? Tại sao doanh nghiệp còn dùng rất thấp”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng đặt vấn đề. Theo đó, với cộng đồng doanh nghiệp, ông Ousmane Dione kiến nghị đẩy mạnh quá trình số hoá tại doanh nghiệp. "Điều này là hết sức quan trọng vì đại dịch COVID-19 như cuộc gọi thức tỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bối cảnh này không thể duy trì hoạt động kinh doanh như thường lệ, phải số hoá. Chúng ta đã được thấy, các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên môi trường trực tuyến gặp ít xáo trộn hơn các doanh nghiệp khác", đại diện WB nhấn mạnh. Dẫn số liệu tại Singapore năm 2019, thông qua số hoá, thương mại điện tử,...đã giúp gia tăng giá trị 26% và gia tăng 17% năng suất, đại diện WB cho biết việc số hoá giúp tăng GDP lên tới 1,1 tỷ USD tại khu vực ASEAN vào năm 2025. "Các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cần nhận thức rằng số hoá là đảm bảo tương lai cho doanh nghiệp ngày mai và đây là hoạt động quan trọng, là cơ hội vàng, chúng ta cần sử dụng dịch vụ công quốc gia ngay từ bây giờ", ông Ousmane Dione nhấn mạnh. Với Chính phủ, đại diện WB đề xuất, biện pháp thứ nhất, việc cung cấp dịch vụ trên môi trường điện tử đòi hỏi phải đơn giản hoá TTHC, ví dụ các thủ tục về giấy phép kinh doanh, thuế,... Biện pháp thứ hai, Chính phủ phải thực sự đóng vai trò bệ phóng thúc đẩy quá trình số hoá của doanh nghiệp, để doanh nghiệp thực hiện số hoá tốt hơn, nhanh chóng hơn. "Chúng ta phải chuẩn bị tâm thế hết sức sẵn sàng để có thể đi nhanh và thích ứng nhanh chóng. Chính phủ phải đóng vai trò bệ phóng để doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, thực hiện số hoá nahnh chóng hơn", ông Ousmane Dione nhấn mạnh. Được khai trương từ tháng 12 năm 2019, đến nay, hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia đã có những kết quả tích cực, thể hiện được mục tiêu Chính phủ phục vụ người dân, doanh nghiệp, cụ thể đã có trên 142 nghìn tài khoản đăng ký, trên 37 triệu lượt truy cập, trên 7,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 71 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận hỗ trợ trên 11 nghìn cuộc gọi; tiếp nhận trên 5.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; đã tích hợp được 405 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong đó có 232 dịch vụ công dành cho doanh nghiệp. |