Cuộc hội đàm lịch sửChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gọi đây là “cuộc hội đàm lịch sử”,ơncảtầmchiếnlượlịch thi đấu bđ ngoại hạng anh khi bàn tới 20 vấn đề hợp tác giữa hai nước và tất cả các kiến nghị, đề xuất của Việt Nam đều được Tổng thống Nga tán đồng, mang lại thành công vượt mong đợi. Tổng thống Nga Putin bày tỏ cảm động trước sự chân tình và thủy chung son sắt của Việt Nam, một tình cảm như đúc kết của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “được tôi luyện qua thử thách, nhất là trong những năm tháng gian khó của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 20, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay”. | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Nga V. Putin tại điện Kremlin ngày 30/11/2021. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói với Tổng thống Putin rằng, chuyến thăm lần này không phải chỉ vì công việc hiện tại mà Việt Nam còn muốn thể hiện sự ghi nhớ, đền đáp những người Nga đã có công lao đóng góp cho Việt Nam trong đấu tranh giành hòa bình. Trong quá khứ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình về cả vật chất lẫn tinh thần từ người anh em Liên Xô. Từ ý chí thép, tinh thần quả cảm và tình đồng đội thiêng liêng của những người chiến sĩ cộng sản ở xứ sở Bạch dương ấy, Việt Nam đã được tiếp thêm sức mạnh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Và ngay cả bây giờ cũng vậy, khi gặp Chủ tịch nước, Tổng thống Putin luôn gọi “đồng chí Nguyễn Xuân Phúc”. Trong hơn 7 thập kỷ qua, quan hệ giữa hai nước Việt - Nga không chỉ ở tầm quan hệ giữa hai nhà nước mà đã thực sự là quan hệ gắn kết giữa nhân dân hai nước, là mối quan hệ đặc biệt giữa trái tim với trái tim khi nhiều thế hệ người Việt thao thức với “Bài ca chim báo bão”; “Sông Đông êm đềm”; “Thép đã tôi thế đấy”; thổn thức cùng “Kachiusa”, “Thời thanh niên sôi nổi”; “Cuộc sống ơi ta mến yêu người” và “một dòng sông sóng nước long lanh; đôi bờ đâu cách xa…”. | Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nga lần này vào thời điểm hai bên kết thúc năm chéo kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và sang năm 2022 là kỷ niệm 10 năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Cả hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới quan trọng. Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII vào đầu năm nay, đặt ra hai mục tiêu phát triển 100 năm (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2045). Nga vừa tổ chức thành công bầu cử Duma quốc gia vào tháng 9 và chuẩn bị giai đoạn phát triển mới bền vững hơn. Không bao giờ phai mờCuộc hội đàm lịch sử kéo dài trong 3 giờ 45 phút, hai nguyên thủ trao đổi và thống nhất các phương hướng lớn mang tầm chiến lược, quyết định các biện pháp cụ thể tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, đổi mới hợp tác thiết thực, hiệu quả nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga lên tầm cao mới về quan hệ chính trị, đối ngoại, hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, quốc phòng, an ninh, đào tạo nguồn nhân lực... Đặc biệt là vấn đề hợp tác về khôi phục đi lại và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Cú huých tạo đột phá mới Tổng thống Liên bang Nga V. Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… là những nguyên thủ nước ngoài đầu tiên gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào đúng hôm ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, ngày 5/4/2021. 5 tháng sau đó, tại cuộc điện đàm ngày 16/9/2021, Tổng thống Putin mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sớm thăm chính thức Liên bang Nga. Và chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước từ 29/11 đến 2/12/2021, theo bình luận của Hãng thông tấn Sputnik là “cú huých” tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Cách đây 5 năm, khi vừa được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có chuyến thăm tới Nga và hội kiến Tổng thống Putin, tháng 5/2016. Đó cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong nhiệm kỳ mới. |
Theo Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, đại dịch là phép thử đối với quan hệ quốc tế, vừa tạo ra thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội thắt chặt hợp tác và chuyến thăm tới Nga khẳng định tình đoàn kết thủy chung, ủng hộ lẫn nhau, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Ông quả quyết: “Mối quan hệ truyền thống lâu đời, sâu sắc giữa hai nước, hai dân tộc không bao giờ phai mờ dù trong bất kỳ bối cảnh nào và bất kỳ thời gian nào”. Kết thúc hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga đến năm 2030. Mở đầu cho tuyên bố chung là khẳng định: “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga dựa trên nền tảng hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác cùng có lợi, được vun đắp bởi nhiều thế hệ đi trước, trải qua thử thách bởi thời gian, đứng vững trước các biến động và là hình mẫu cho hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đáp ứng lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước”. Vào năm 2001, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ đối tác chiến lược với Việt Nam. Đến năm 2012, với mong muốn đưa quan hệ lên một tầm cao mới, hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện - khuôn khổ quan hệ cao nhất của Việt Nam. Với tiền đề là những cái “đầu tiên” và “cao nhất” đó, hiện nay, mối quan hệ Việt - Nga đang tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ về cả chiều sâu lẫn chiều rộng và chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, một lần nữa thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt - Nga. Cuộc hôn nhân vàng Đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại tại thành phố Bern, ngày 26/11/2021, Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin gọi mối quan hệ Thụy Sỹ - Việt Nam là “cuộc hôn nhân vàng”. Kể từ sau cuộc gặp bên lề Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 tại New York (Mỹ) vào tháng 9/2021, Tổng thống Guy Parmelin cho hay, ông luôn mong đợi được tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ từ ngày 25 - 29/11/2021 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra đúng vào dịp hai nước Việt Nam - Thụy Sỹ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021). Việt Nam ghi nhớ vào năm 1954, là nước chủ nhà, Thụy Sỹ đã đóng góp tích cực cho việc ký kết thành công Hiệp định Geneva, dấu mốc lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của Việt Nam. Vào năm 1971, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam chưa kết thúc, Thụy Sỹ là một trong những nước Tây Âu đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tuy xa cách về địa lý nhưng mối liên hệ gắn kết giữa hai nước lại đặc biệt gần gũi và được khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX khi bác sĩ, nhà vi khuẩn học gốc Thụy Sỹ Alexandre Yersin chọn Việt Nam là quê hương thứ hai, nơi ông đã khám phá ra thành phố Đà Lạt và sống 50 năm cuộc đời đến khi mất tại Nha trang năm 1943 và hàng triệu người Việt Nam vẫn nhớ đến ông với tên gọi thân thương “ông Năm”. Bác sĩ Alexandre Yersin đã được công nhận là công dân danh dự của Việt Nam năm 2013… Trải qua nửa thế kỷ, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước đã không ngừng được vun đắp và phát triển trong sự tin cậy, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, sự chia sẻ những giá trị, khát vọng chung vì độc lập dân tộc, hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. |
|