发布时间:2025-01-27 17:50:25 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tròn 20 tuổi,ọngxydựngquhươnggiuđẹkèo xiên thơm hôm nay Hậu Giang căng tràn sức trẻ cùng niềm tin vươn tầm phát triển hơn nữa. Góp vào niềm tin ấy là nỗ lực vươn lên đầy sáng tạo của từng cá nhân; và tuổi trẻ thì lúc nào cũng được đánh giá năng nổ.
Anh Bạch Nhật Khánh (phải) nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng có hiệu quả với thanh niên.
Tiếp lửa cho thanh niên khởi nghiệp
Cẩn thận kiểm tra nguồn nước từng bể lươn nuôi, anh Nguyễn Nhật Duy, Bí thư Chi đoàn Thanh niên ấp Mỹ Thuận 1, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp vui mừng nói: “Lươn năm nay kịp xuất bán dịp tết và thu nhập khả quan. Tôi có được kết quả này là nhờ anh Bạch Nhật Khánh giúp đỡ làm kinh tế vươn lên từ chính mảnh đất quê mình”.
Chuyện thanh niên xã nông thôn mới Phụng Hiệp khởi nghiệp thành công từ mô hình “Nuôi lươn không bùn” được chia sẻ rôm rả vào những ngày cuối năm.
Anh Khánh, người được nhắc đến là Phó Bí thư Xã đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phụng Hiệp.
Năm 2021, trăn trở vì phong trào lập thân, lập nghiệp của hội viên thanh niên xã trầm lắng, Hội thành lập mô hình “Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau làm ăn kinh tế”, ban đầu thí điểm tại ấp Mỹ Thuận 1 với 10 thành viên.
Nắm rõ nhu cầu nuôi trồng của anh em, Khánh chọn nhiều lĩnh vực hỗ trợ thành viên: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh vật liệu xây dựng... Hiệu quả của mô hình thấy rõ khi anh em trong nhóm rất đoàn kết, chủ động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc cây con phát triển và đầu ra sản phẩm. Cũng từ đó mà đến nay mô hình có đến 30 thành viên.
Trở lại trường hợp Nhật Duy, anh là một điển hình của Câu lạc bộ. Vào nhóm, Duy được tư vấn học nghề, kỹ năng nuôi lươn không bùn hiệu quả, được hỗ trợ vốn vay khởi nghiệp… 2 năm miệt mài, với 7 bể nuôi, hơn 18.000 con lươn giống, trung bình mỗi năm cho nhập hơn 90 triệu đồng.
Năm 2023, Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau làm ăn kinh tế giúp hơn 10 thanh niên khởi nghiệp hiệu quả, có 2 thanh niên thoát nghèo. Tổng kết 3 năm, anh Bạch Nhật Khánh giúp hơn 20 thanh niên trong xã khởi nghiệp thành công.
“Khánh đã chọn những điển hình phát triển kinh tế hiệu quả để nhân rộng, tuyên truyền bằng chính hiệu quả thực tế. Khi tận mắt thấy, tai nghe đầy đủ thì thanh niên sẽ làm ăn chất lượng”, ông Nguyễn Văn Túc, Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, nhận xét.
26 tuổi đời, gần 4 năm công tác đoàn, nhưng với những hiệu quả thiết thực mang lại cho địa phương, năm 2023, anh Khánh là thanh niên duy nhất của Hậu Giang được nhận Giải thưởng “15 Tháng 10”. Đây là phần thưởng cao quý của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam dành tặng các cán bộ hội, hội viên, thanh niên tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, đoàn kết thanh niên.
Sáng tạo để làm chủ tương lai
Với những ý tưởng sáng tạo, mang về nhiều giải thưởng cao cho tỉnh nhà, chị Đặng Thị Kim Ngọc vui khi nhận bằng khen do Hội LHPN tỉnh trao tặng.
Những ngày cuối năm, với tâm thế vui tươi, chờ đón một năm mới thành công hơn, chị Đặng Thị Kim Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, lại lóe lên ý tưởng cho một dự án mới không kém phần hấp dẫn so với thành quả cũ.
“Hôm qua đi chơi xuân tại vườn trầu của huyện, thấy lá trầu xanh mướt, đầy sức sống nên tôi nghĩ đến sẽ nghiên cứu, chiết xuất, cho ra đời sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ với tác dụng kháng khuẩn tuyệt vời”, chị Ngọc chia sẻ:
Trước đó, vượt qua quan niệm phụ nữ chỉ có thể ở nhà làm nội trợ, chị đã thành công với sản phẩm “Dầu gội dược liệu N22 - Siêu sạch gàu, ngăn rụng tóc” đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh - là một điểm sáng trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp thành công, tự tin làm chủ kinh tế gia đình.
“Có được kết quả như hiện nay là nhờ tôi kiên trì theo đuổi ước mơ tạo ra sản phẩm tốt từ nguồn nguyên liệu có sẵn ở quê hương mình. Tôi xuất thân từ gia đình có truyền thống đông y, từ nhỏ đã sớm tiếp xúc, thích thú các loại dược liệu”, chị Ngọc trao đổi.
Chị kể thêm, hồi xưa thấy các mẹ các chị tóc đen huyền, dài thướt tha, rất đẹp mắt nhưng khó chăm sóc cho tóc khỏe; tình trạng bị gàu, nấm da đầu rất nhiều; sau này lớn lên đã nghĩ sao mình không sản xuất một loại dầu gội thảo dược thân thiện với sức khỏe mà không có tác dụng phụ.
Vậy là ở tuổi đôi chín, chị Ngọc bắt tay mày mò nghiên cứu; lên tận Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Câu chuyện dầu gội dược liệu N22 ra đời như một giấc mơ cổ tích giữa ngày xuân.
Đó là những ngày tháng làm thuê tại các công ty mỹ phẩm để học nghề; đêm xuống học thêm kiến thức về đông y; tranh thủ lúc rảnh trao đổi kinh nghiệm với bạn bè là các bác sĩ, kỹ sư hóa nghiệm… Mỗi ngày gom nhặt một ít. Năm 2019, sau thời gian vất vả xứ người, chị Ngọc trở về quê với niềm tin chắc chắn.
Nhưng đâu dễ, bà chủ N22 còn vấp phải những thất bại ban đầu, đôi lúc muốn từ bỏ ước mơ, nhưng niềm đam mê với dược liệu tiếp tục thôi thúc. Sau nhiều cố gắng không biết mệt, dầu gội dược liệu N22 trình làng…
Chị kể mà mắt rơm rớm, bởi luôn nhớ cảm giác hạnh phúc khi tìm được công thức riêng, rất an toàn cho sức khỏe người dùng, khách hàng ưa chuộng, xuất bán được nhiều kiện hàng...
Để rồi cái tên dầu gội dược liệu N22 nay trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh.
“N22 chính là tên do mình đặt, nó là kỷ niệm ghi dấu 22 năm nghiên cứu ra dầu gội thảo dược lành tính này, và con số 22 cũng là số lượng thành phần thảo dược có trong chai dầu gội làm ra. Chẳng hạn như: hà thủ ô, dầu dừa, hoa bưởi, bồ kết, tảo xoắn Nhật Bản… Tất cả được nghiên cứu, kết hợp thành phần, phân lượng kỹ lưỡng để tạo nên sản phẩm chuyên trị gàu, ngăn rụng tóc mà không dùng chất bảo quản”, chị Đặng Thị Kim Ngọc tiết lộ.
Chưa dừng lại ở thành công này khi mà “Dầu gội dược liệu N22 - Siêu sạch gàu, ngăn rụng tóc” của chị còn xuất sắc mang về giải ba chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm rồi.
“Điều đáng quý ở chị Ngọc là khi chị em làm việc ở công ty, nếu ai có ý tưởng và muốn kinh doanh thì Ngọc luôn sẵn sàng chia sẻ bí quyết, nhiệt tình hỗ trợ khởi nghiệp. Công ty chị sản xuất tại địa phương tạo công ăn việc làm cho hơn 20 chị em”, bà Nguyễn Thị Như Kiều, Chủ tịch Hội LHPN huyện Vị Thủy, cho biết.
Khởi nghiệp với phụ nữ là điều không dễ, nhưng chị Ngọc đã khẳng định được rằng, khi có niềm tin, quyết tâm, nuôi ý chí làm giàu chính đáng bằng bàn tay, khối óc sáng tạo, lựa chọn mô hình khởi nghiệp phù hợp thì không khó để biến ước mơ thành hiện thực.
Giờ là Giám đốc của một công ty ăn nên làm ra, chị Ngọc vẫn luôn khuyến khích mọi người: “Khởi nghiệp giai đoạn đầu sẽ rất đắng cay nhưng có quyết tâm, có đam mê, phấn đấu với nghị lực bền bỉ thì kết quả mang lại sẽ rất ngọt ngào”.
Cô giáo dạy sinh học… tập đánh trống, thổi kèn
Cô Nguyễn Thị Thu Giang hết mình vun bồi kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh.
19 năm bám trường bám lớp, trong đó 11 năm giảng dạy bộ môn sinh học, cô Nguyễn Thị Thu Giang, Trường THCS Lê Quí Đôn, thành phố Vị Thanh, đã truyền thụ cho học sinh biết bao kiến thức khoa học về sự sống.
Vừa là giáo viên bộ môn, đảm nhận luôn vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, rồi kiêm quản lý phòng thiết bị, thư viện nên cô có nhiều thời gian tiếp xúc, quan tâm học sinh; dành thời gian lắng nghe học sinh tâm sự và chia sẻ vốn sống có được.
Có lẽ sớm thấy được ở cô sự hết lòng vì học sinh, góp phần đưa phong trào rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh vươn xa hơn nên năm 2017, Ban Giám hiệu quyết định điều động cô đảm nhận vai trò Tổng phụ trách đội.
Bước ngoặt này không ngờ đã đánh thức khả năng, thế mạnh có sẵn trong cô, mang về nhiều giải thưởng cao cấp quốc gia cho trường.
Cô Giang tâm sự: “Nhiệm vụ mới này, khó nhất với tôi là việc phân phối thời gian giữa việc trường và gia đình so với trước đây chỉ dạy xong là về. Còn này, sáng đi làm sớm, tối về muộn, khi nhà nhà quây quần bên nhau ăn cơm tối thì tôi còn loay hoay tập chương trình. Thứ bảy, chủ nhật cũng đi suốt nhất là khi có những hội thi, tập huấn phải đầu tư, tập luyện, xây dựng kịch bản”.
Khó khăn, trở ngại nhiều, nhưng không làm chùn bước cô giáo trẻ và bên cô luôn có hậu phương vững chắc. Bản thân cô cũng cố gắng không mệt mỏi: Học thêm đánh trống, thổi kèn, viết kịch bản cho một chương trình... “Nhận nhiệm vụ thì phải làm cho có trách nhiệm, hiệu quả, không thể nói không biết rồi làm cho qua loa. Tôi phải tự học, chủ động lên kế hoạch mọi thứ”, Thu Giang kể thêm.
Bao nhiêu ký ức ùa về, và ký ức đẹp của những ngày tháng đầu tiên cũng không thiếu.
Đó là năm đầu mới bắt tay vào thực hiện mô hình giáo dục kỹ năng sống, năm học 2018-2019, cô đã đánh dấu đỏ trên bảng vàng thi đua, được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận là giải pháp sáng tạo trong dạy và học, chọn nhân rộng ra toàn tỉnh với mô hình mang tên “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo cho các em học sinh”.
Hoạt động của mô hình là kết hợp giữa chơi mà học, học mà chơi. Thông qua chủ đề cụ thể hàng tháng, cô bố trí cho các em khoảng sân để vẽ tranh, góc cắt dán đồ dùng học tập từ những nguyên vật liệu bỏ đi, tham gia các trò chơi dân gian dưới sân trường... Nhờ đó, giúp tình bạn giữa học sinh thêm thắt chặt, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Tám năm làm tổng phụ trách đội cô có ít nhất 8 mô hình rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Từ chỗ chưa biết bắt đầu từ đâu, đến nay mỗi khi nhắc đến thì nhiều đồng nghiệp, học sinh đều thầm khâm phục sự cần cù, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cô Giang.
Nếu năm đầu tiên cô có mô hình được khen thưởng có thể xem là một may mắn thì hiện nay với bề dày giải thưởng cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia thì hẳn là năng lực thực sự của một cô giáo.
Đó là năm học 2021-2022, cô bội thu giải thưởng khi là nhà giáo duy nhất của tỉnh tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; giải ba Hội thi giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh; hướng dẫn học sinh thi An toàn giao thông Cho nụ cười ngày mai, đạt giải ba cấp quốc gia…
Gần đây, năm học 2022-2023, cô Giang hỗ trợ em Lư Minh Hảo, học sinh lớp 7A4, thi vẽ tranh dành cho cá nhân trong Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức, mang về giải đặc biệt.
Dịp kỷ niệm ngày 20-11 năm học 2023-2024, cô và 3 giáo viên của tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong 200 nhà giáo cả nước nhận danh hiệu “Nhà giáo tiêu biểu của năm”…
Em Lư Minh Hảo nói về cô của mình: “Cô dạy chúng em rất nhiều kỹ năng sống bổ ích như: bảo vệ mình trước những thông tin độc hại khi sử dụng mạng xã hội, sử dụng thiết bị di động sao cho bổ ích cho việc học của bản thân, chỉ chúng em cách nhận diện và phòng tránh bạo lực học đường… Điều này đã được em và các bạn áp dụng hiệu quả vào học tập, sinh hoạt hàng ngày”.
* *
*Trên hành trình khởi nghiệp, với quyết tâm cống hiến sức mình cho Hậu Giang mến yêu phát triển, hình ảnh chị Ngọc, anh Khánh, cô Giang tuy mỗi người công việc, ngành nghề khác nhau nhưng tất cả đều có chung một khát vọng là ra sức cống hiến, góp sức mình giúp tỉnh nhà thêm giàu đẹp !
CAO OANH
相关文章
随便看看