当前位置:首页 > Cúp C1

【xep hang 2 mexico】Chính sách mới đã gỡ “điểm nghẽn” thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Giải quyết cơ bản khó khăn thiếu trang thiết bị y tế

GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết,ínhsáchmớiđãgỡđiểmnghẽnthiếuthuốctrangthiếtbịytếxep hang 2 mexico việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 30/ NQ-CP (Nghị quyết 30) và Nghị định 07/2023/NĐ-CP (Nghị định 07) đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thiếu trang thiết bị, vật tư, hóa chất tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có Bệnh viện Việt Đức. Trước hết, nghị quyết giải quyết được việc mua sắm hóa chất của máy đặt, máy mượn được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán.

Nghị quyết 30 đã giải quyết cơ bản việc thiếu trang thiết bị y tế hiện nay tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Nghị quyết 30 đã giải quyết cơ bản việc thiếu trang thiết bị y tế hiện nay tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Tiếp đến, liên quan đến máy tặng, cho (từ các tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài), trước đây không có cơ chế để sử dụng được; những máy hết hạn liên doanh, liên kết thì tiếp tục được sử dụng, mặc dù chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân nhưng BHYT vẫn thanh toán. Điều này khắc phục cơ bản việc thiếu máy móc, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Điểm mới quan trọng được giải quyết liên quan đến xác định giá để thực hiện kế hoạch mua sắm, đấu thầu, trước đây quy định yêu cầu phải có 3 báo giá, nhưng theo Nghị quyết 30, chỉ cần đưa lên trang thông tin điện tử của đơn vị, nếu như có 1-2 nhà thầu, các bệnh viện vẫn có thể xác định giá mua được. Trường hợp có nhiều chủng loại khác nhau thì giao Hội đồng Khoa học xác định chất lượng phù hợp, chứ không phải chọn những loại có giá thấp.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế

Ông Nguyễn Minh Lợi - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cho biết, về lâu dài, trong Nghị quyết 30 cũng đã nêu các bộ, trong đó có Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về thể chế. Có một số văn bản phải hướng dẫn ngay trong năm nay, nhưng đồng thời cũng phải tiếp tục góp ý để hoàn thiện trong Luật Đấu thầu, cũng như Luật Giá sửa đổi, trong đó có những điểm phải thể hiện đặc thù trong công tác quản lý của ngành Y tế.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Nghị quyết 30 của Chính phủ đã giải quyết cơ bản việc thiếu trang thiết bị y tế hiện nay tại Bệnh viện Việt Đức nói riêng và các cơ sở khám chữa bệnh nói chung. Đồng thời, trong thời gian tới, khi những văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, bệnh viện cũng đã có thời gian triển khai theo Nghị quyết 30, khi đó các quy định mới sẽ càng sát thực tiễn hơn, giúp gỡ vướng triệt để tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, Nghị định 07 thay cho Nghị định 98/2021/NĐ-CP (Nghị định 98) tháo gỡ khó khăn trước đây trong nhập khẩu thuốc, vật tư, hóa chất thiết bị, giúp cho các thủ tục nhập khẩu qua hải quan thuận lợi hơn trước. Còn Nghị quyết 30 ban hành ngay sau đó cũng tháo gỡ nhiều cho vấn đề đấu thầu mua sắm, sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất cho các cơ sở y tế. Nghị quyết đã giải quyết được vấn đề sau khi nhà thầu trúng thầu hóa chất vật tư có trách nhiệm cung cấp máy móc thiết bị thực hiện kỹ thuật xét nghiệm tại bệnh viện và BHYT có trách nhiệm thanh toán cho người dân.

Nhiều điểm mới tháo gỡ vướng mắc cho các bệnh viện

Còn theo ông Nguyễn Minh Lợi - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế), những khó khăn trong việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế liên quan đến Nghị định 98 cơ bản đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh của Nghị định 98 không quy định về mua sắm, đấu thầu.

Chính vì vậy, một số quy định về vấn đề mua sắm, đấu thầu cũng đã được Chính phủ tháo gỡ tại Nghị quyết 30 ngay sau khi ban hành Nghị định 07. Hai văn bản này đã kịp thời tháo gỡ những cơ chế hiện nay đang vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Do đó, đối với những gói thầu đã được ký kết thì các trang thiết bị có thể nhập khẩu được ngay, còn những gói thầu mới cũng đã có cơ chế để xử lý.

Theo ông Nguyễn Tường Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), Nghị quyết 30 đã sửa đổi Khoản 4 của Nghị quyết 144/NQ-CP ngày 5/11/2022 của Chính phủ, cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tại Nghị quyết 30, có quy định với các hợp đồng được ký trước ngày 5/11/2022 sẽ tiếp tục thực hiện theo thời hạn của hợp đồng. Còn với các hợp đồng được ký từ ngày 5/11/2022 được tiếp tục thực hiện đến khi có văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này (không còn thời hạn đến 5/11/2023), bao gồm cả các hợp đồng được ký theo hình thức mua sắm trực tiếp.

Quy định này nhằm lấp khoảng thời gian trống về mặt pháp lý trong thực hiện nội dung này từ sau ngày 5/11/2023 đến khi Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực và có các văn bản hướng dẫn theo quy định.

Ông Sơn cho biết, Nghị quyết 30 cũng cho phép, sau khi trúng thầu hóa chất theo máy đóng (hóa chất chỉ sử dụng được với máy đó, không sử dụng được với máy khác) thì nhà sản xuất sẽ đưa máy vào cơ sở khám chữa bệnh thực hiện theo hóa chất đó. Nếu cơ sở khám chữa bệnh đã có máy mà trúng thầu hóa chất của máy đó thì được tiếp tục sử dụng, còn nếu không trúng thầu thì đưa máy về.

Trong nhiều năm nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các bệnh viện lớn trực thuộc Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng các máy liên doanh, liên kết, máy xã hội hóa tại bệnh viện chiếm rất cao, khoảng 70 - 80%./.

分享到: