欢迎来到88Point

88Point

【soi kèo boca juniors】Họa sĩ của làng quê

时间:2025-01-25 10:08:34 出处:Thể thao阅读(143)

Gặp họa sĩ Phan Văn Sáu vào những ngày đầu đông,ọasĩcủsoi kèo boca juniors khi cơn mưa cuối mùa vẫn còn nặng hạt. Anh vẫn tất bật với công việc của người thầy. Anh nói rằng, hơn 20 năm xa quê, cũng là ngần ấy năm đứng trên bục giảng, anh đã nếm mọi vui, buồn của cuộc sống và ước mơ họa sĩ cũng thành hiện thực từ đây…

Tôi biết anh chưa lâu, chỉ sau khi cùng các thành viên trong Phân hội Mỹ thuật, thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, dự xem triển lãm Mỹ thuật khu vực ĐBSCL tại Tiền Giang. Anh ăn nói điềm đạm và trên môi lúc nào cũng gắn một nụ cười hiền.

Anh đang thêm thắt họa tiết cho một tác phẩm mới.

Chàng trai gốc Huế theo tình yêu về đất Hậu Giang

Anh kể, anh mê vẽ tranh từ hồi còn học tiểu học và ước mơ nhen nhóm từ khi được chứng kiến nhiều anh, chị lớp mỹ thuật xứ Huế tìm đến cảnh thanh bình ở xã Điền Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, nơi anh sống, để vẽ. Rồi những lúc rảnh, anh lẽo đẽo theo, nhìn họ vẽ, rồi mình cũng sẽ mang giá vẽ, tự mình thả hồn vào trong tác phẩm. Trong ký ức tuổi thơ còn sót lại, anh vẫn lưu giữ hình ảnh đẹp ấy.

Càng lớn, năng khiếu mỹ thuật trong anh càng thể hiện rõ. Trong các hoạt động ở nhà trường, anh luôn xung phong vẽ tranh minh họa, cổ động trong những cuộc liên hoan văn nghệ, làm báo tường… Năm 1994, anh mạnh dạn đăng ký thi vào Đại học Nghệ thuật Huế, học 4 năm trung cấp chuyên ngành mỹ thuật. Hết 4 năm, anh thi tiếp lên đại học và đậu thủ khoa. Thời đó, cùng với 3 thủ khoa của các ngành khác, anh được một suất du học tại Pháp. Vậy là miệt mài học tiếng Pháp, nhưng cơ hội đã không mỉm cười, khiến anh hụt hẫng một thời gian, nhưng rồi, niềm vui ở ngôi trường mới giúp anh dần nguôi ngoai niềm tiếc nuối…

Học đại học được hơn năm, anh đã có một ngã rẽ không ai nghĩ tới, lập gia đình và vào tận miệt Vị Thủy, Hậu Giang xa xôi, mà trước giờ anh chẳng thể hình dung nổi mình sẽ gắn bó với miền đất này. Cô gái gốc Huế, từ nhỏ sống ở Vị Thủy, trong khoảng thời gian ngắn về thăm người thân ở cạnh nhà anh, đã làm anh có một quyết định khiến cả gia đình ngạc nhiên. Nhưng biết được tính anh, đã nói là làm và làm đến nơi đến chốn, nên mọi người chấp nhận để anh khăn gói đi tìm cuộc sống mới. Anh nói, lúc đó mọi chuyện đều màu hồng, với lại anh còn có tuổi trẻ, vai dài, sức rộng nên chẳng ngại khổ. Mà khổ thật, chân ướt chân ráo vào đây, tất cả đều lạ, nhưng chất người miền Trung chịu thương, chịu khó lúc này lại càng lớn hơn, giúp anh tươi cười trước hạnh phúc lứa đôi cùng những khó nhọc được dự báo trước để xây dựng một gia đình mới. Anh cười: “Cái may là tôi và vợ đều có nghề. Tôi thì học xong trung cấp mỹ thuật, có thể xin đi dạy, còn vợ có sẵn nghề may. Được những người thân bên vợ cho “ở ké”, hai vợ chồng lao vào kiếm sống”. Anh cũng xin vào dạy mỹ thuật tại Trường THCS Vị Thủy (nay là Trường THCS Ngô Quốc Trị) và gắn bó với nghề cho đến nay. Anh nói, dạy bao nhiêu đứa học trò, có đứa đam mê nên rèn từ nhỏ, có em sắp thi đại học, mới nháo nhào tìm người hướng dẫn để có thể thi kiến trúc, mỹ thuật… Anh hạnh phúc khi được hướng dẫn và góp chút sức để chắp cánh cho những ước mơ của các học trò mình bay cao...

Tỉ mỉ khắc họa cuộc sống

Mới đó mà đã 20 năm, cũng là ngần ấy năm anh gắn bó với nghề thầy, còn chị có được một tiệm may riêng. Hai cô con gái xinh, ngoan, một đứa đã vào đại học. Anh chị cũng tích lũy và xây dựng cho mình một căn nhà ấm cúng, có không gian đủ để mọi người quây quần bên nhau và đủ để anh tìm một góc sáng tạo nghệ thuật… Khi con cái đã lớn, cuộc sống cũng dần ổn định, ước mơ vẽ cảnh đẹp làng quê lại thôi thúc anh cầm cọ vẽ cho riêng mình, thay vì chỉ dạy cho học sinh. Nhiều lúc nghĩ, sao mình lại không tham gia vào sân chơi chuyên nghiệp hơn để được tạo điều kiện sáng tạo, được trui rèn.

Qua vài người bạn giới thiệu, anh tham gia vào Phân hội Mỹ thuật, thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang. Cũng từ đây, anh tranh thủ đi thực tế sáng tác với anh em đồng nghiệp, được đi xem tranh ở các kỳ triển lãm cấp khu vực và bắt đầu tham gia bằng những tác phẩm tươi nguyên hơi thở cuộc sống.

Tuổi đời không trẻ, nhưng với sân chơi lớn, anh vẫn còn quá trẻ. Vì thế, mỗi năm anh phấn đấu tham gia 1 tác phẩm. Tỉ mỉ quan sát cuộc sống, trải nghiệm và cảm nhận bằng chính trái tim dạt dào tình cảm và đầy lãng mạn của mình là điều làm nên những tác phẩm của anh. Vì thế, khi xem tranh anh vẽ, sẽ thấy được hơi thở của cuộc sống và một ước mơ về sự bình yên. Vài năm nay, tác phẩm của anh đã bắt đầu có tên trong số gần 200 tác phẩm được chọn triển lãm ở cấp khu vực hàng năm.

Bức tranh “Thôn quê”.

Năm 2016, niềm vui càng được nhân lên, khi tác phẩm “Thôn quê” của anh là 1 trong 12 tác phẩm được Ban giám khảo chọn giới thiệu tham gia giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Dù biết rằng rất khó để “chen chân” vào, nhưng đây là niềm vui và động lực để anh vẽ tiếp. Với anh, vẽ không hẳn để thi thố hay tìm một vị trí, mà đơn giản để giải tỏa những ngóc ngách trong cuộc sống hay một hình ảnh bất chợt anh cảm nhận về quê hương, xứ sở. Giờ, cuộc sống của anh cũng đủ để anh hãnh diện vì quyết định khá táo tạo cách đây 20 năm của mình. Anh thường gọi đùa quyết định đó ở thời “đi hoang”, nhưng anh đã tìm thấy hạnh phúc bên mái gia đình và đang quyết tâm giữ mái ấm nhỏ ấy rộn tiếng cười…

Câu chuyện đang “gay cấn”, chợt anh nhớ ra một điều mà nhanh chóng mang cọ, màu, giá vẽ cùng một bức tranh dang dở, vừa khoe với tôi, vừa thêm thắt những nét mực ướt rượt, chấm thêm mấy nét cho gương mặt người thiếu nữ ấy có hồn. Anh khoe: “Tác phẩm mới của tôi đây, nhưng chưa đâu, năm sau, tỉnh mình sẽ tổ chức một cuộc thi cấp khu vực về mỹ thuật. Tôi sẽ tập trung đầu tư và xem đây là cơ hội để mình gặp gỡ những tâm hồn đồng điệu…”.

***

Họa sĩ Phan Văn Sáu đang tập trung cho một tác phẩm có chất lượng để tham gia vào sân chơi mỹ thuật khu vực vào năm 2017, do Hậu Giang đăng cai tổ chức. Trong chừng ấy năm qua, anh đã từng có nhiều ước mơ và đã dốc sức biến ước mơ thành sự thật và ước mơ sẽ chẳng dừng lại ở đó…

Anh ít chịu nói về mình, chỉ duy một nụ cười thường trực trên môi, giúp xua tan mệt nhọc, tiếp sức anh bước tiếp trong cuộc sống. Hỏi ước mơ, lại nụ cười tươi và đôi mắt ánh lên niềm tin là anh muốn mở một lớp dạy vẽ ở các trung tâm văn hóa, để tìm và tiếp sức cho các em có năng khiếu…

Họa sĩ Phan Văn Sáu là người gốc Huế, từng thi đỗ thủ khoa đầu vào Trường Đại học Nghệ thuật Huế và có một suất du học tại Pháp, nhưng vì nhiều lý do nên chuyện du học không thành, rồi chuyện học đại học cũng dang dở… Sau ngày ấy, duyên tình đưa anh đến với Vị Thủy và tính ra anh đã có hơn 20 năm gắn bó với vùng đất này.

THẢO HƯƠNG

 

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: