【tỷ số trận hàn quốc】Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 18 tỷ m3 vào 2030
Nga chưa quyết định yêu cầu thanh toán các hợp đồng LNG bằng ruble | |
Bộ Công Thương sẽ trình Quy hoạch điện VIII trong quý 1/2022 | |
Đề án Quy hoạch điện VIII chính thức được trình Thủ tướng |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Tổng công suất nhà máy điện đạt 145.930 MW
Bộ Công Thương vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo về rà soát một số nội dung của Quy hoạch điện VIII.
Theo đó, Quy hoạch điện VIII tính toán phương án điều hành theo kịch bản phụ tải cao có tính thêm mức dự phòng 15% công suốt nguồn điện để dự phòng trường hợp tỷ lệ thực hiện phát triển các nguồn điện lớn chỉ đạt được khoảng 85% công suốt nguồn điện theo quy hoạch.
Kết quả chương trình phát triển nguồn điện theo phương án điều hành như sau: năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).
Trong đó, nhiệt điện than đạt 37.467 MW (25,7%); thuỷ điện (gồm cả thuỷ điện nhỏ) đạt 28.946 MW (19,8%); nhiệt điện sử dụng khí nội đạt 14.930 MW (10,2%); điện khí LNG đạt 23.900 MW (16,4%); điện gió trên bờ đạt 16.121 MW (11%); điện gió ngoài khơi đạt 7.000 MW (2,8%); điện mặt trời quy tập trung đạt 8.736 MW (6%); điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác đạt 1.230 MW (0,8%); thuỷ điện tích năng và pin lưu trữ đạt 2.450 MW (1,7%).
Trong báo cáo này, Bộ Công Thương phân tích khá kỹ lưỡng các yếu tố về quy hoạch nguồn điện LNG.
Ở góc độ sự phù hợp với Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương nêu rõ: tại thời điểm tính toán các vấn đề kỹ thuật phục vụ ban hành Nghị quyết 55 NQ/TW, tính toán cơ cấu nguồn điện tối ưu chưa xét đến chi phí ngoại sinh (chi phí xã hội phải gánh chịu trong quá trình phát triển điện lực).
Vì vậy, vào năm 2030 nguồn nhiệt điện than chiếm công suất lớn (khoảng 55 GW), nguồn điện khí đạt 22 GW, tổng công suất các nguồn nhiệt điện khoảng 77 GW.
Quy hoạch điện VIII đã đưa chi phí ngoại sinh vào tính toán nên quy mô của các nguồn nhiệt điện than năm 2030 giảm mạnh, đạt 37 GW, thấp hơn 18 GW so với quy mô trong Nghị quyết 55-NQ/TW, phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Theo Nghị quyết 55-NQ/TW, Việt Nam cần đủ năng lực nhập khẩu khoảng 8 tỷ m3 khí LNG vào năm 2030, khoảng 15 tỷ m3 khí vào năm 2045.
Khi phải giảm khoảng 18 GW điện than vào năm 2030 nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII đã thay thế công suất điện than này bằng khoảng 14 GW nguồn điện nền sạch hơn là điện LNG, còn lại bù bằng 12-15 GW các nguồn năng lượng tái tạo (do số giờ vận hành các dự án nguồn năng lượng tái tạo chỉ bằng khoảng 1/3 (đối với điện gió) và 1/4 (đối với điện mặt trời) so với các nguồn điện than hoặc khí).
Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045 là cơ bản phù hợp với Nghị quyết 55-NQ/TW.
Cũng chính vì vậy, đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát) có cao hơn so với mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW (125-130 GW), nhưng phù hợp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và các nguồn điện nền sạch hơn (LNG) để đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Khả thi nhập LNG từ Nga, Mỹ
Ở góc độ tính khả thi nhập khẩu LNG cho phát điện của Việt Nam, Bộ Công Thương phân tích, về nhu cầu LNG toàn cầu, 5 thị trường nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới hiện nay theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc).
Theo các dự báo nhu cầu LNG của BP và TOTAL (2 công ty dầu mỏ khổng lồ của Anh và Pháp-PV), châu Á sẽ tiếp tục đứng đầu thế giới về nhu cầu LNG, chiếm tới trên 60% tổng sản lượng toàn cầu, châu Âu chiếm khoảng 20%, còn lại là các khu vực khác.
Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra, châu Âu đã bắt đầu thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu năng lượng từ Nga và đẩy mạnh nhập khẩu LNG từ các nước khác. Do đó, thị trường LNG thế giới hiện nay có tính cạnh tranh cao.
Australia hiện chủ yếu xuất khẩu LNG sang khu vực châu Á, nhưng sẽ dần mở rộng thị trường sang khu vực châu Âu. Hoa Kỳ dự kiến tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường ở châu Âu, châu Á, Nam và Trung Mỹ. Nga và Trung Quốc đẩy mạnh xuất nhập khẩu khí tự nhiên qua đường ống khí từ khu vực Siberia.
Theo Bộ Công Thương, trong ngắn và trung hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu LNG từ các nước như Australia, Mỹ, Nga và Qatar do đây là những nước xuất khẩu LNG lớn nhất và có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu. Trong dài hạn, Việt Nam cần xem xét đa dạng hóa khả năng nhập khẩu thêm LNG từ các nước khác như Mozambique, Turkmenistan và Iran.
“Với nguồn cung ứng đa dạng của các nước trên thế giới thì khả năng nhập khẩu LNG cho các nhà máy điện với quy mô công suất 23.900 MW năm 2030 là khả thi. Thêm vào đó, Quy hoạch điện VIII cũng xem xét chuyển đổi các nhà máy điện LNG sang sử dụng hydro khi công nghệ chín muồi, khi đó sự phụ thuộc vào nhập khẩu LNG càng giảm”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Theo mục tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW đã nêu: “Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045, tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW”.
Như vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG và tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 dự kiến phát triển trong Quy hoạch điện VIII cao hơn mức nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cân nhắc sự cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị hoặc hướng dẫn của Ban Kinh tế Trung ương về các chỉ tiêu nêu trên trước khi phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- Parade marking VPA's 80th founding anniversary canceled
- Vietnamese citizens advised to urgently leave Lebanon
- Việt Nam shares experiences at int'l conference on countering violent extremism
- Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- Vietnamese Party General Secretary, President meets with leader of Cuban revolution
- HCM City fosters cooperation with Cuba’s Santiago de Cuba province
- PM requests launch of emulation drive to complete Long Thành airport project by 2025
- Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- Việt Nam’s top leader sends message of thanks to Cuba for warm welcome
- Top leaders of Việt Nam, Cuba hold talks in Havana
- PM requests launch of emulation drive to complete Long Thành airport project by 2025
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- Việt Nam champions innovation for peace, development: PM
- Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- Việt Nam sets up diplomatic relations with Malawi, its 194th country partner
- Việt Nam fosters cooperation with China’s Chongqing city
- PM Chính inspects key projects in Bắc Ninh
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Deputy PM meets with leader of Guangxi Zhuang Autonomous Region